Quốc tế hóa bằng bác sĩ y khoa Việt Nam

Thứ năm - 14/03/2024 00:41 189 0
GD&TĐ - Trong bối cảnh ngành Y tế Việt Nam đang trên đà phát triển, việc kiểm định chất lượng chương trình đào tạo bác sĩ y khoa càng trở nên cấp thiết.
Quốc tế hóa bằng bác sĩ y khoa Việt Nam

Điều đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ sở đào tạo y tế, đảm bảo chất lượng đầu ra khối ngành sức khỏe.

Cần có bộ tiêu chuẩn riêng

GS.TS Trần Diệp Tuấn - Phó Chủ tịch Hội Giáo dục Y học Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH Y Dược TPHCM, cho biết hiện Bộ GD&ĐT có bộ tiêu chuẩn dùng để kiểm định tất cả chương trình đào tạo, tuy nhiên với đặc thù ngành y khoa thì chưa có bộ tiêu chuẩn riêng.

Ông cho rằng, kiểm định chất lượng chương trình đào tạo bác sĩ y khoa rất quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ sở đào tạo và đảm bảo chất lượng đầu ra.

Hiện nay, đa số các nước trên thế giới sử dụng bộ tiêu chuẩn WFME (Liên đoàn Giáo dục Y khoa thế giới) để kiểm định chương trình đào tạo bác sĩ y khoa, trong đó có Mỹ. Nhiều quốc gia trong khu vực đã đạt kiểm định WFME, nhưng chưa có Việt Nam.

PGS.TS Lê Ngọc Quỳnh Lam - Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng đào tạo, Đại học Quốc gia TPHCM, cho rằng cần tập trung vào 5 điểm quan trọng trong công tác kiểm định: Bộ tiêu chuẩn; đội ngũ kiểm định viên hội đủ điều kiện thực hiện công tác kiểm định; phương pháp đánh giá, đạo đức, quy trình đảm bảo chất lượng và tính minh bạch của hoạt động kiểm định; cần có trung tâm kiểm định đủ tính pháp lý tại Việt Nam và được WFME công nhận; rà soát và cải tiến liên tục.

Dựa trên bộ tiêu chuẩn WFME, Trung tâm Kiểm định chất lượng đào tạo, Đại học Quốc gia TPHCM phối hợp Hội Giáo dục Y học Việt Nam xây dựng bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng đào tạo bác sĩ y khoa tại Việt Nam, gồm nhiều tiêu chí thuộc 8 tiêu chuẩn: Sứ mạng và giá trị cốt lõi, chương trình đào tạo, lượng giá, sinh viên, đội ngũ học thuật, nguồn lực giáo dục, đảm bảo chất lượng, quản trị và hành chính.

“Điểm quan trọng nhất trong bộ tiêu chuẩn là triết lý chung cho việc xây dựng bộ tiêu chuẩn theo WFME. Bộ tiêu chuẩn không phải là căn cứ để đánh giá đậu hay rớt một chương trình đào tạo mà giúp các trường dựa vào đó để cải thiện bản thân. Từ đó, các đơn vị sẽ dần nâng cao chất lượng đào tạo của mình”, ông Tuấn nói.

Nhiều quốc gia trên thế giới đã đạt kiểm định WFME (Liên đoàn Giáo dục Y khoa thế giới). Ảnh: ĐHQG TPHCM
Nhiều quốc gia trên thế giới đã đạt kiểm định WFME (Liên đoàn Giáo dục Y khoa thế giới). Ảnh: ĐHQG TPHCM

Tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế

Ông Huỳnh Văn Chương - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết, Bộ GD&ĐT đang sửa đổi Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học. Theo đó, tích hợp bộ tiêu chuẩn AUN-QA của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á.

Trước mong muốn bằng bác sĩ y khoa của Việt Nam có cơ hội hội nhập quốc tế, Cục trưởng Huỳnh Văn Chương nhận định, nguyện vọng này tương thích với mục tiêu nêu tại Quyết định số 78/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình “Phát triển hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đối với giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm giai đoạn 2022 - 2030”.

Ông Chương giải thích, việc công nhận văn bằng giữa các quốc gia trước hết cần có tính đồng đẳng, điều này đòi hỏi kiểm định chất lượng của ta phải ngang với họ. Một trường đã kiểm định chắc chắn không công nhận văn bằng của trường chưa kiểm định. Kể cả khi các trường nước ngoài mang giáo sư sang dạy tại Việt Nam, khi ta đề nghị cấp bằng song song thì họ sẽ từ chối.

Bộ tiêu chuẩn này trước khi trình lên Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế cần có sự đồng thuận của nhiều trường đại học, đơn vị đào tạo. Cần phải xác định lộ trình khi nào trình để ban hành bộ tiêu chuẩn này.

“Tuy tiếp cận thế giới nhưng bộ tiêu chuẩn này phải tuân thủ luật và quy định hiện nay của Việt Nam. Đặc biệt cần giữ được giá trị cốt lõi khung bộ tiêu chuẩn kiểm định của Hiệp hội Y khoa thế giới (WFME)”, ông Chương nói.

Trung tâm Kiểm định chất lượng đào tạo, Đại học Quốc gia TPHCM đang trong lộ trình để được công nhận bởi Tổ chức Y khoa thế giới (WFME). Chia sẻ của ThS Hồ Đắc Hải Miên - Phó Giám đốc Trung tâm, theo lộ trình, Trung tâm phải xây dựng một bộ tiêu chuẩn cho riêng chương trình đào tạo y khoa, bác sĩ y khoa. Trong bộ tiêu chuẩn này, WFME sẽ được xây dựng theo bối cảnh Việt Nam. Tương tự, các quốc gia khác, bộ tiêu chuẩn sẽ được xây dựng với những điều kiện cơ bản của quốc gia đó. Khi bộ tiêu chuẩn được hoàn thành là bước tiến quan trọng ở các chương trình đào tạo chuyên ngành y khoa.

“Bộ kiểm định chương trình sẽ giúp các trường dựa vào đó để cải thiện chất lượng chương trình đào tạo của mình. Những tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng sẽ đem lại nhiều lợi ích và hạnh phúc cho người học. Nói từ góc độ sản phẩm cuối cùng phục vụ cho xã hội thì nó đem lại sự an toàn cho người bệnh”, GS.TS Trần Diệp Tuấn - Phó Chủ tịch Hội Giáo dục Y học Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH Y Dược TPHCM nói.

Tác giả bài viết: Cẩm Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập315
  • Hôm nay14,497
  • Tháng hiện tại292,627
  • Tổng lượt truy cập51,648,586
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944