Rào cản nào với ứng dụng công nghệ trong giảng dạy?

Chủ nhật - 27/10/2019 20:20 1.072 0

Rào cản nào với ứng dụng công nghệ trong giảng dạy?

GD&TĐ - Trong khi công nghệ đang phát triển như vũ bão, làm thay đổi cuộc sống hàng ngày, hàng giờ, một bộ phận giáo viên (GV), giảng viên, thay vì “lợi dụng” sức mạnh công nghệ lại lo sợ và chối bỏ chúng.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra 10 công nghệ đã và đang có những tác động tích cực cải thiện chất lượng giáo dục đại học. Đó là các công nghệ chấm điểm bằng máy tính, sách giáo khoa điện tử, công nghệ mô phỏng, trò chơi hóa nội dung dạy học, lớp học đảo ngược, lớp học tích cực, khóa học trực tuyến mở; học tập hợp tác từ xa; diễn đàn học tập chủ động hay hệ thống quản lý học tập. Những hiệu quả ban đầu của việc ứng dụng các công nghệ này đang tạo ra một cơ hội tiếp cận kiến thức khổng lồ cho người học.

Mới đây nhất, dự kiến phương án tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ sau năm 2020 nhắc đến việc chuẩn bị các điều kiện để tổ chức thi trên máy tính ở một số vùng thuận lợi. Một trường THPT tại TP Hồ Chí Minh cũng sẽ cho học sinh cả 3 khối thi trên điện thoại, máy tính xách tay, máy vi tính của nhà trường có kết nối mạng Internet…

Mặc dù ứng dụng công nghệ mang nhiều lợi ích, nhưng triển khai trên thực tế với giáo dục Việt Nam còn không ít rào cản. PGS.TS Trần Thành Nam (Trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội) từ quan sát của cá nhân đã nhắc tới 3 rào cản đang ảnh hưởng tới việc ứng dụng công nghệ trong giảng dạy của người GV, đó là: Thiếu sự hỗ trợ chuyên nghiệp, không tiếp cận hiệu quả với các công cụ và kháng cự lại sự thay đổi.

Rào cản nào với ứng dụng công nghệ trong giảng dạy? - Ảnh minh hoạ 2
Giáo viên tập huấn CNTT.             Ảnh minh họa/ INT 

PGS.TS Trần Thành Nam cho rằng, mặc dù việc đổi mới có thể được xem như một nhu cầu tự thân nhưng thiếu một bộ phận hỗ trợ chuyên nghiệp cho GV cũng có thể là rào cản lớn đối với việc sử dụng hiệu quả công nghệ vào quá trình giảng dạy. Nhiều GV ở trường cảm thấy không được chuẩn bị đủ để có thể tích hợp công nghệ vào trong lớp học của họ. Họ cho rằng, mình thiếu các công cụ công nghệ, thiếu sự đào tạo và hỗ trợ.

Việc thiếu tiếp cận hiệu quả với các thiết bị công nghệ cũng là rào cản lớn đối với việc ứng dụng công nghệ vào bài giảng. Ở nhiều trường học, GV không có quyền truy cập đầy đủ vào những ứng dụng mà họ được hướng dẫn, không thể sử dụng đầy đủ chức năng bảng thông minh mà chỉ sử dụng chúng như máy chiếu. Một số nơi còn chưa đủ máy tính, thậm chí chất lượng truy cập Internet không được đảm bảo.

Một rào cản phổ biến khác của GV trước những cái mới là kháng cự lại. Sử dụng công nghệ mới trong lớp học đòi hỏi nỗ lực rất cao trong giai đoạn giới thiệu đầu tiên - vì người học sẽ luôn cần hướng dẫn chi tiết của GV - khiến họ sợ hãi. Rồi để ứng dụng công nghệ phải sáng tạo ra các hoạt động, các nhiệm vụ học tập mới…

Có ý kiến bao biện quá nhiều công nghệ là không tốt, cốt lõi giáo dục vẫn là tương tác giữa thầy và trò. Một số người lo lắng công nghệ đang làm mất vai trò vị thế của người thầy. Vì thế, một số GV dẫu biết cách sử dụng công nghệ vẫn từ chối thay đổi bản thân và sử dụng chiến lược dạy học cũ…

Làm thế nào để có thể vượt qua những rào cản này? Trước hết, người GV cần được tiếp cận với kiến thức về môi trường giáo dục số và người học số trong thế kỷ 21 và các xu hướng công nghệ trong giáo dục. Họ cũng cần được hướng dẫn lập kế hoạch ứng dụng công nghệ giáo dục, công nghệ dạy học theo mục tiêu giáo dục.

Cần hướng dẫn sử dụng công nghệ một cách rất đơn giản vào trong các khâu của hoạt động giảng dạy. Để giảm bớt sự phụ thuộc vào số lượng máy tính hay chất lượng đường truyền, người GV cần được hướng dẫn để tận dụng các thiết bị cá nhân cầm tay kết nối 3G, 4G để tham gia các hoạt động học tập tương tác trong lớp.

Với những người có xu hướng sợ công nghệ, cần được truyền cảm hứng bởi những người thích công nghệ qua diễn đàn tập huấn hoặc hướng dẫn đồng đẳng. Vì vấn đề không phải chỉ là cách thức hoạt động, sử dụng ứng dụng công nghệ mà họ cần được hướng dẫn cách tích hợp nó trong từng hoạt động chuyên môn hàng ngày, khiến cho việc giảng dạy nhẹ nhàng, thú vị hơn.

Tác giả bài viết: Tâm An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập352
  • Hôm nay24,637
  • Tháng hiện tại302,767
  • Tổng lượt truy cập51,658,726
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944