Sắp xếp mạng lưới GD-ĐT trong bối cảnh tự chủ giáo dục

Thứ năm - 13/06/2019 03:09 375 0

Sắp xếp mạng lưới GD-ĐT trong bối cảnh tự chủ giáo dục

GD&TĐ - Sắp xếp mạng lưới giáo dục và đào tạo trong bối cảnh tự chủ giáo dục và hội nhập quốc tế, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong các thập niên đầu của thế kỷ 21 là chủ đề hội thảo do Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam cùng 8 cơ quan phối hợp tổ chức ngày 12/6 tại Hà Nội.

Sáp nhập sớm, tăng hợp tác liên ngành

Hội thảo lần này đặt ra vấn đề, Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập sâu rộng, mức độ cạnh tranh kinh tế với các nước trong khu vực Đông Nam Á, châu Á và thế giới càng ngày càng quyết liệt hơn. Muốn khai thác và phát huy tốt nguồn con người, chúng ta phải có một nền giáo dục mở hiện đại, có một hệ thống mạng lưới được sắp xếp khoa học, phát huy truyền thống và trí tuệ Việt Nam, với tư duy đổi mới không ngừng.

Tại hội thảo, GS.TS Lê Vinh Danh – Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng – cho rằng: Trong tình hình tỷ lệ sinh thấp, lượng người nhập học vào các đại học Việt Nam 5 năm tới (2020 - 2024) sẽ tiếp tục giảm mạnh. Bởi, ngoài việc tỷ lệ sinh các năm tương ứng của 18 năm về trước thấp còn là việc giới trẻ chậm lập gia đình, chậm có con và không muốn có nhiều con; do giới trẻ di cư ra nước ngoài tìm việc làm; do gia đình khá giả hơn và trẻ được cha mẹ gửi đi học nước ngoài... Những khuynh hướng này khó thay đổi ngay cả khi chúng ta dỡ bỏ trần “mỗi cặp vợ chồng chỉ có 2 con”.

Người học giảm nhanh, số trường học lại không giảm; nhiều trường học sẽ phải đối mặt với nguy cơ không tuyển sinh đủ để sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất và trang thiết bị đã đầu tư. Trong khi đó, với số lượng trường đại học tăng 1,7 lần; nhưng giảng viên - viên chức chỉ tăng 1,5 lần cho thấy nhân lực của hệ thống đã và đang bị dàn mỏng.

Những vấn đề này, theo GS Lê Vinh Danh, đặt ra một yêu cầu phải sáp nhập sớm các ĐH nhỏ, ĐH đơn ngành vào để thành ĐH lớn và đa ngành nhằm tối ưu hóa nguồn lực xã hội đã đầu tư; tăng cường tính hợp tác liên ngành để tăng trưởng chất lượng giáo dục và khoa học, công nghệ.

Tránh quy hoạch áp đặt, chủ quan

Đề xuất mô hình phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn 25 năm tới gắn liền với nhu cầu thị trường, phát triển kinh tế - xã hội, nhằm mục đích thảo luận, chuyên gia giáo dục Hoa Kỳ Trần Đức Cảnh - thành viên Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nguồn nhân lực - đồng thời nêu quan điểm cá nhân: Để thực hiện được cần thiết phải tái cấu trúc hệ thống các trường ĐH, CĐ, cụ thể gồm:

ĐH nghiên cứu và giảng dạy (đào tạo đến bậc học tiến sĩ); ĐH vùng (giảng dạy và nghiên cứu một số lĩnh vực, đào tạo lên tới thạc sĩ, một số nhỏ có thể đào tạo bậc tiến sĩ); ĐH cấp cử nhân (4 năm) là chính, thực hiện nhiều loại hình đào tạo, từ khoa học, xã hội, nhân văn, sư phạm đến kỹ sư thực hành, một số trường có thể liên kết đào tạo CĐ; ĐH 2 năm (CĐ), chia thành 2 hệ: Liên thông trực tiếp lên ĐH và chuyên môn, kết hợp đào tạo các khóa, chương trình ngắn hạn. Cùng với đó, chủ trương tập hợp số lớn ĐH công chuyên ngành thành đa ngành, giảm số ĐH công xuống còn khoảng 162 trường nhằm quản lý và phân phối nguồn lực hiệu quả. Sát nhập phần lớn các trung tâm, viện nghiên cứu, bệnh viện với đại học, giúp bổ sung năng lực nghiên cứu và giảng dạy cần thiết.

TS Vũ Ngọc Hoàng - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương – thì nhắc đến việc cần tăng mạnh tỷ lệ của khu vực ngoài công lập (cả tư thục và dân lập), trước nhất là CĐ, ĐH. Công lập tập trung hơn cho giáo dục phổ thông và cho vùng khó khăn ở nông thôn, miền núi. Đối với khu vực ngoài công lập đặc biệt khuyến khích trường không vì mục đích lợi nhuận.

Tham luận tại hội thảo, ThS Tống Thị Hạnh (Trường ĐH Sài Gòn) đưa ra một số giải pháp phát triển mạng lưới các trường ĐH Việt Nam trong hội nhập quốc tế. Trong đó có mở rộng mạng lưới cơ sở giáo dục ĐH theo hướng chuẩn hóa, đa dạng hóa. Xây dựng một số cơ sở giáo dục ĐH có chất lượng cao để đào tạo nhân lực đạt chuẩn quốc tế cho một số lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của đất nước. Các trường ĐH cần xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Tại hội thảo, các ý kiến đều cho rằng quy hoạch là quan trọng, nhưng cần tránh việc quy hoạch áp đặt và chủ quan, bởi nếu vậy chúng ta sẽ quay trở lại thời kế hoạch hóa tập trung.

Tác giả bài viết: Nguyễn Nhung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập336
  • Hôm nay15,796
  • Tháng hiện tại293,926
  • Tổng lượt truy cập51,649,885
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944