Sửa Luật Giáo dục ĐH: Nhiều nội dung quan trọng được tiếp thu

Thứ sáu - 07/09/2018 01:03 469 0
GD&TĐ - Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận 2 dự án Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 diễn ra sáng 7/9 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, ông Phan Thanh Bình – Chủ nhiệm Uỷ ban VHGDTNTN&NĐcủa Quốc hội – đã trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH. Theo đó, nhiều nội dung quan trọng trong Dự thảo Luật đã được chỉnh sửa tiếp thu các ý kiến góp ý.
Sửa Luật Giáo dục ĐH: Nhiều nội dung quan trọng được tiếp thu

Làm rõ nhiều nội dung về tự chủ

Ông Phan Thanh Bình cho biết, tiếp thu ý kiến đại biểu, Dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng làm rõ khái niệm quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình tại Điều 4; chỉnh sửa nội dung Điều 32 theo hướng nêu rõ các điều kiện để được tự chủ; cụ thể hóa các nội dung tự chủ về chuyên môn học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính và tài sản cũng như chi tiết hóa nội dung về trách nhiệm giải trình và yêu cầu đặt ra đối với cơ sở GDĐH khi thực hiện tự chủ.

Đồng thời, chỉnh lý Dự thảo Luật theo hướng quy định chi tiết các nội dung mà nhà trường phải thực hiện công khai, minh bạch với người học, xã hội, cơ quan quản lý và các bên có lợi ích liên quan, đặc biệt là trách nhiệm thực hiện kiểm toán độc lập về tài chính, thực hiện công khai về chất lượng, công khai mức học phí, các khoản thu dịch vụ của nhà trường cũng như chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu không thực hiện các quy định, cam kết bảo đảm chất lượng hoạt động.

Ý kiến đại biểu đề nghị quy định đa dạng hóa nguồn tuyển sinh; quy định chặt chẽ yêu cầu, điều kiện tuyển sinh, mở ngành để vừa bảo đảm tự chủ của cơ sở GDĐH vừa bảo đảm chất lượng, hiệu quả. Theo ông Phan Thanh Bình, tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo Luật được điều chỉnh theo hướng cho phép đa dạng hóa nguồn tuyển sinh trình độ đại học từ nguồn học sinh tốt nghiệp THPT, người học tốt nghiệp các trình độ trung cấp, cao đẳng; quy định rõ các điều kiện để cơ sở GDĐH được tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh và mở ngành đào tạo, trừ các ngành đặc thù thuộc lĩnh vực sức khỏe, đào tạo giáo viên và an ninh, quốc phòng; đồng thời, quy định rõ chế tài đối với hành vi vi phạm quy định về bảo đảm chất lượng khi tự chủ mở ngành, tuyển sinh.

Về chương trình đào tạo, dự thảo Luật quy định theo hướng cho phép cơ sở GDĐH được tự chủ lựa chọn phương thức tổ chức và quản lý hoạt động đào tạo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế; đồng thời, yêu cầu các nhà trường xây dựng chương trình đào tạo theo tín chỉ nhằm tạo điều kiện cho việc công nhận, chuyển đổi và liên thông trong đào tạo.

Việc bổ sung nội dung về kiến thức khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong chương trình là thuộc quyền tự chủ của nhà trường. Thời gian đào tạo chuẩn được xác định trên cơ sở số lượng tín chỉ phải tích lũy quy định cho từng chương trình và trình độ đào tạo, được quy định trong Khung trình độ Quốc gia Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Sửa Luật Giáo dục ĐH: Nhiều nội dung quan trọng được tiếp thu - Ảnh minh hoạ 2
Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận 2 dự án Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 diễn ra sáng 7/9 

Còn ý kiến khác nhau về mô hình hệ thống cơ sở GDĐH

 Theo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH, Dự thảo Luật đã tiếp thu các ý kiến và có chỉnh sửa những nội dung về mô hình hệ thống cơ sở GDĐH; tự chủ đại học; cơ cấu tổ chức và quản trị của cơ sở GDĐH; đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế; về tài chính và tài sản; về phát triển hệ thống đại học tư thục; về giảng viên và người học; quản lý nhà nước về GDĐH và một số nội dung khác và kỹ thuật văn bản…

Có ý kiến đề nghị quy định mạch lạc mô hình, hệ thống cơ sở GDĐH, làm rõ địa vị pháp lý của các loại hình trường. Tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo Luật đã quy định rõ khái niệm, tên gọi các cơ sở GDĐH (đại học, trường đại học), bổ sung việc giải thích một số thuật ngữ; phân biệt rõ loại hình cơ sở GDĐH theo sở hữu và theo chức năng, trên cơ sở đó quy định chính sách phù hợp với từng loại hình trường.

Về mô hình hệ thống cơ sở GDĐH và khái niệm Đại học, hiện có hai loại ý kiến khác nhau về vấn đề này:

Loại ý kiến thứ nhất (của cơ quan thẩm tra) đề nghị quy định thống nhất, mạch lạc mô hình hệ thống cơ sở GDĐH gồm có Trường đại học và Đại học (hệ thống các trường đại học).

Theo đó, hạt nhân cơ bản của hệ thống GDĐH là trường đại học có cơ cấu tổ chức bên trong gồm các trường chuyên ngành, các khoa, bộ môn và các tổ chức cần thiết khác phục vụ cho hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ tùy theo nhu cầu của nhà trường.

Luật quy định các trường đại học tùy theo nhiệm vụ, chức năng, sứ mệnh, tự nguyện hoặc được nhà nước quy định kết hợp, sáp nhập với nhau tạo thành một tổ hợp/ hệ thống các trường đại học hoặc khi một trường đại học tự lớn mạnh lên và thành lập hệ thống các trường đại học thì được hình thành một Đại học. Hệ thống này được quản lý, vận hành trên cơ sở chia sẻ trách nhiệm và lợi ích chung, được luật pháp bảo vệ và có những quyền tự chủ của hệ thống.

Ông Phan Thanh Bình cho rằng: Quy định theo hướng này có ưu điểm là tạo được sự rõ ràng, mạch lạc trong hệ thống GDĐH; tạo hành lang pháp lý kết hợp được tiềm năng, lợi thế của các trường đại học để tạo nên sức mạnh hệ thống, tổng hợp, tăng cường tính cạnh tranh của các cơ sở GDĐH trong hệ thống đại học quốc tế và từng bước hình thành các trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ lớn của đất nước.

Loại ý kiến thứ hai (của cơ quan soạn thảo) đề nghị quy định hệ thống cơ sở GDĐH gồm có đại học, trường đại học, học viện và các cơ sở giáo dục đào tạo có tên khác phù hợp với quy định của pháp luật, gọi chung là đại học. Quy định này công bằng khi coi tất cả các cơ sở giáo dục đại học đều có cơ hội như nhau về lựa chọn mô hình phát triển là Đại học và phân biệt với nhau chỉ thông qua nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn tồn tại các thực thể được gọi là cơ sở GDĐH gồm có trường đại học, học viện, đại học...

“Thường trực Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng trân trọng đề nghị các đại biểu cho ý kiến đối với vấn đề này” – ông Phan Thanh Bình đề nghị.

Về phạm vi sửa đổi Luật GDĐH, việc sửa đổi lần này chủ yếu tập trung vào chính sách mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả của tự chủ đại học; đổi mới về quản trị đại học, quản lý nhà nước trong bối cảnh đẩy mạnh quyền tự chủ của các cơ sở GDĐH; sửa đổi các quy định để phát triển các trường đại học tư thục. Ngoài nội dung trên, về cơ bản các chính sách của Luật hiện hành vẫn còn phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay. Do vậy, để bảo đảm tính ổn định Thường trực Ủy ban đề nghị xin được giữ nguyên phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Luật theo hướng sửa đổi, bổ sung một số điều. Đây cũng là ý kiến của nhiều đại biểu tham dự hội nghị.

Tác giả bài viết: Hiếu Nguyễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,059
  • Hôm nay33,133
  • Tháng hiện tại311,263
  • Tổng lượt truy cập51,667,222
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944