5 cơ hội lớn của giáo dục ĐH Việt Nam

Thứ năm - 06/09/2018 19:41 656 0
GD&TĐ - 5 cơ hội lớn của giáo dục đại học Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế được ông Nguyễn Thanh Nhã (Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) chia sẻ trong tham luận tại Hội thảo giáo dục 2018 tổ chức mới đây tại Hà Nội.
5 cơ hội lớn của giáo dục ĐH Việt Nam

Thu hút các nguồn lực phát triển giáo dục từ nước ngoài

Phân tích lợi thế này, ông Nguyễn Thanh Nhã viết trong tham luận: Thông qua quá trình hội nhập, giáo dục đại học (GDĐH) Việt Nam có cơ hội đón nhận nguồn lực đa dạng hơn để phục vụ cho phát triển, bao gồm tài chính, khoa học công nghệ, văn hóa quản lý… và đặc biệt là lực lượng chuyên gia giáo dục có trình độ quốc tế, nhờ đó sinh viên Việt Nam có thể “du học tại chỗ”.

Mở cửa thị trường dịch vụ giáo dục sẽ tạo cơ sở pháp lý để các trường thành lập những liên kết đào tạo, kêu gọi tài chính từ đối tác hay các tổ chức quốc tế như WB, IMF…; ở phía các cơ sở tư thục còn có thể gọi vốn từ các cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài, từ đó gỡ rối được bài toán thiếu vốn, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

Hội nhập giáo dục đã, đang và sẽ kéo theo làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ bên ngoài. Đầu tư nước ngoài gia tăng, ngoài những lợi ích kinh tế khác, sẽ góp phần đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, năng động và sáng tạo đồng thời giải quyết được vấn đề việc làm cho người lao động trong nhiều ngành kinh tế.

Tạo động lực để cải cách toàn diện giáo dục ĐH

Ông Nguyễn Thanh Nhã cho rằng: Khi các trường ĐH nước ngoài thâm nhập thị trường Việt Nam, cán cân cung cầu sẽ thay đổi. Tình trạng độc quyền của các trường trong nước không còn nữa, đồng nghĩa với việc sẽ không còn chỗ cho dịch vụ kém chất lượng.

Các trường ĐH dù muốn hay không cũng phải tích cực thay đổi để có thể tồn tại và phát triển, nếu không muốn bị tụt hậu hay thậm chí bị đào thải.

Chủ động hội nhập khiến sự cạnh tranh trên thị trường GDĐH ngày càng gay gắt hơn, song đó cũng là một nhân tố thúc đẩy nền GD nước ta đổi mới sâu sắc và toàn diện, hướng tới xây dựng một xã hội học tập mở và dân chủ.

5 cơ hội lớn của giáo dục ĐH Việt Nam - Ảnh minh hoạ 2
 

Cơ hội học hỏi kinh nghiệm từ các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới

Theo ông Nguyễn Thanh Nhã, hội nhập GDĐH mang lại cho các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng cơ hội tiếp cận với các mô hình giáo dục hiện đại, các chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy tiên tiến của những quốc gia đã thành công trong lĩnh vực này; từ đó có thể vận dụng sáng tạo vào thực tiễn phát triển nước mình.

Hội nhập mở ra khả năng giao lưu, trao đổi kinh nghiệm rộng lớn và tiềm tàng rất nhiều phương thức học hỏi lẫn nhau với những bài học phong phú ở quy mô quốc tế.

Đó là những kinh nghiệm quản lý vĩ mô, hoạch định ngân sách và khai thác đầu tư, xây dựng chiến lược và xúc tiến các dự án phát triển giáo dục, thử nghiệm các mô hình nghiên cứu – đào tạo – sản xuất liên thông và gắn với thị trường lao động, với hoàn cảnh kinh tế - xã hội… cũng như các kỹ thuật tác nghiệp hiệu quả trong tổ chức và tiến hành dạy học, thi tuyển, đánh giá, phát triển chương trình, học liệu và tài nguyên giáo dục.

Nếu chủ động hội nhập, chúng ta hoàn toàn có khả năng liên kết với các trường ĐH hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực NCKH, vốn là một mảng hết sức quan trọng nhưng đang rất yếu của các trường Việt Nam hiện nay. Đây là cơ hội quý báu để ta cập nhật trình độ khoa học mới, tránh lạc hậu so với thế giới, đồng thời cũng là dịp để phát huy nhiều tài năng khoa học tiềm ẩn của Việt Nam.

CNTT phát triển tạo thuận lợi cho cả người dạy và người học

Quá trình hội nhập với khu vực và thế giới cùng sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ, đặc biệt là CNTT&TT đang và sẽ góp phần đẩy nhanh việc học tập, xây dựng dung lượng thông tin và kiến thức toàn cầu, tạo cơ hội hết sức thuận lợi cho người học đồng thời cũng tạo điều kiện cho các nhà quản lý giáo dục trao đổi, chia sẻ thông tin tốt hơn với các cán bộ, nhân viên, phụ huynh và sinh viên.

Bên cạnh đó, CNTT đã tạo ra một hình thức đào tạo mới vô cùng hiệu quả - đào tạo trực tuyến (E-learning), vận dụng được tối đa sức mạnh của Internet và các phương tiện điện tử nhằm mang đến các chương trình học trực quan, có tính tương tác cao, hấp dẫn với người học. 

CNTT và Internet còn đem lại lợi ích kinh tế cho các trường ĐH. Đó là khối lượng các khoản dự toán trong mục lục ngân sách chi thường xuyên của đơn vị được giảm thiểu.

Cơ hội xây dựng thương hiệu giáo dục ĐH Việt Nam.

Ông Nguyễn Thanh Nhã cho rằng, hội nhập mang tới cơ hội khẳng định vị trí của giáo dục Việt Nam trên trường quốc tế. Song song với việc tham gia ngày một sâu rộng hơn vào các liên minh, liên kết quốc tế, ký kết thêm nhiều văn kiện, điều ước đa phương, song phương, các cơ sở GDĐH trong nước sẽ có cơ hội hợp tác bình đẳng với các trường, các tổ chức GD trên toàn thế giới.

Đó là một trong những bước đệm quan trọng để nâng cao vị thế, vai trò và uy tín của các trường ĐH Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế.

Tác giả bài viết: Hải Bình (ghi)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập820
  • Hôm nay30,218
  • Tháng hiện tại308,348
  • Tổng lượt truy cập51,664,307
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944