Tài liệu giáo dục địa phương: Sinh động, hứng thú, gắn kết với thực tiễn

Chủ nhật - 22/08/2021 00:13 6.308 0
GD&TĐ - Các địa phương đã thẩm định xong tài liệu Giáo dục địa phương lớp 2 và lớp 6. Những chủ đề về cuộc sống địa phương với hình thức học qua trải nghiệm góp phần tạo nên môi trường học tập tích cực.
Tài liệu giáo dục địa phương: Sinh động, hứng thú, gắn kết với thực tiễn

Áp dụng phù hợp, tăng tính kết nối

Ông Phan Thanh Liêm – Phó GĐ Sở GD&ĐT Bình Định cho biết: “Ngoài đảm bảo tính khoa học, thống nhất, phù hợp với tài liệu hướng dẫn dạy học các môn theo chương trình giáo dục phổ thông mới, tài liệu giáo dục địa phương còn có tính mở để giáo viên áp dụng phù hợp, tăng tính kết nối tại mỗi địa phương trong tỉnh”.

Dựa vào tài liệu, GV ở các trường có thể linh hoạt vận dụng, thay đổi để triển khai hoạt động phù hợp với địa phương hơn. Chẳng hạn như phần danh lam thắng cảnh, các trường học ở Quy Nhơn có thể giới thiệu cho HS bãi tắm Hoàng Hậu, nhưng ở thị xã Hoài Nhơn thì HS có thể tìm hiểu biển Lộ Diêu.

Tài liệu giáo dục địa phương: Sinh động, hứng thú, gắn kết với thực tiễn - Ảnh minh hoạ 2
HS Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) với các trò chơi trải nghiệm trong chương trình Học tại bảo tàng

Thầy giáo Huỳnh Long Nguyên (GV Trường Tiểu học thị trấn Ba Tơ, Quảng Ngãi) GV có thể sử dụng nội dung trong tài liệu Giáo dục địa phương để tích hợp với môn học theo chương trình – SGK mới. Ví dụ như ở bộ môn Âm nhạc, ở nội dung thường thức đàn bầu Việt Nam, GV có thể linh động thay thế nội dung thường thức có thể dành một lượng thời gian nhất định để HS tìm hiểu về hát bài chòi của Quảng Ngãi.

Với chương trình giáo dục địa phương, không chỉ có GV chủ nhiệm, tổng phụ trách đội đảm nhận mà tương ứng với hoạt động nào, GV bộ môn ấy sẽ liên hệ, giới thiệu những nội dung gắn với địa phương. Như với nộ dung lễ hội đua thuyền  truyền thống, trong giờ giáo dục thể chất, GV có thể hướng dẫn HS chơi trò chơi đua thuyền trên cạn.

Thú vị và gần gũi

Một trong những yêu cầu của tài liệu giáo dục địa phương là phải đảm bảo tích hợp ngang trong từng lớp học và tích hợp theo từng cấp học. Chẳng hạn, với chủ đề quê hương em tương đẹp, HS lớp 1 của tỉnh Khánh Hòa sẽ có bài học Khánh Hòa – quê hương em, lớp 2 sẽ có bài Miền quê nơi em sinh sống.

Với chủ đề làng nghề truyền thống, HS lớp 1 sẽ được tìm hiểu về một số sản phẩm nghề thủ công truyền thống của tỉnh như: gùi, cần xé, chiếu cói, nón lá, gốm, đúc đồng; lớp 2 sẽ được tìm hiểu sản phẩm yến sào Khánh Hòa. Đến lớp 3, HS sẽ tìm hiểu về nhạc cụ truyền thống của đồng bào Raglai…

Tài liệu giáo dục địa phương: Sinh động, hứng thú, gắn kết với thực tiễn - Ảnh minh hoạ 3
HS lớp Một Trường Tiểu học Núi Thành xem quy trình làm bánh tráng ở làng nghề truyền thống Túy Loan (Hòa Vang, TP Đà Nẵng)

Với chủ đề Làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng, HS lớp 6 hứa hẹn sẽ có những giờ học thực tế, mang tính chất trải nghiệm tại một số làng nghề tiêu biểu của thành phố. Các làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng làm ra những sản phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước như: Nước mắm Nam Ô, đá mĩ nghệ Non Nước, chiếu Cẩm Nê...

Đó không chỉ là kết quả lao động của những nghệ nhân có nhiều năm kinh nghiệm và có tay nghề điêu luyện mà còn là những sản phẩm có giá trị văn hoá lâu đời của một vùng đất. Vì thế, việc bảo tồn và phát triển các làng nghề không chỉ tạo ra sản phẩm tiêu dùng thuần tuý mà chính là để bảo tồn và phát triển tinh hoa, cốt lõi truyền thống văn hoá của làng nghề, của địa phương.

“Đầu ra” của chủ đề này, HS phải kể được tên một số nghề truyền thống ở Đà Nẵng; Trình bày được nguyên liệu chính và quy trình để tạo ra sản phẩm; Giới thiệu được sản phẩm của làng nghề với người thân và khách du lịch. Cũng gắn với Làng nghề truyền thống, HS sẽ có những thông tin căn bản về nhu cầu lao động của các làng nghề. Đây là những bước khởi đầu, đặt nền móng cho công tác hướng nghiệp HS theo chương trình GDPT 2018.

Tài liệu Giáo dục địa phương của các Sở GD&ĐT biên soạn đều rất chú trọng hình ảnh, vùng miền cũng như phù hợp với tư duy, tâm lý tiếp nhận theo từng độ tuổi của HS. Như với Tài liệu Giáo dục địa phương lớp 2 của Đà Nẵng, ông Nguyễn Minh Hùng (Chủ biên) cho biết:

“Mục tiêu biên soạn của nhóm tác giả là trang bị cho học sinh những kiến thức sơ giản, phù hợp với lứa tuổi về cách ứng xử trong nhà trường; về di tích lịch sử, vị trí địa lí, thắng cảnh, sản vật của địa phương... giúp HS hiểu biết về nơi sinh sống, những giá trị truyền thống quý báu của địa phương, bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước. Từ đó, góp phần cùng các môn học khác giáo dục cho học sinh đạo đức, lối sống, theo trục từ gia đình – nhà trường – xã hội ngay bậc học nền tảng”.

Trong mỗi chủ đề, sách được biên soạn theo hướng Giới thiệu – Tìm hiểu – Nhận biết – Trải nghiệm để học sinh hiểu biết và thực hành trong điều kiện thực tế của thành phố Đà Nẵng. Điều này giúp các em vừa thuận tiện trong học tập vừa tăng thêm sự yêu thích, khám phá những giá trị văn hoá đặc trưng của thành phố mình.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1346 | lượt tải:293

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1042 | lượt tải:272

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2347 | lượt tải:370

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2889 | lượt tải:471

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2212 | lượt tải:317
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập201
  • Hôm nay6,820
  • Tháng hiện tại16,310
  • Tổng lượt truy cập49,722,075
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944