Tâm tư của giáo viên vùng cao

Thứ bảy - 11/05/2019 04:09 552 0

Tâm tư của giáo viên vùng cao

GD&TĐ - Qua khảo sát của Phòng GD&ĐT về năng lực đội ngũ GV toàn huyện Si Ma Cai (Lào Cai) năm học 2017 - 2018 cho thấy vẫn còn không ít GV hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ cần được bồi dưỡng. Tổng số GV hạn chế về chuyên môn (do GV tự đánh giá) có 128/403 GV, chiếm 31,7% trong đó hạn chế về kiến thức có 15 GV, năng lực 33 GV, phương pháp 48 GV, ngôn ngữ 32 GV.

Nhìn thẳng tìm nguyên nhân thật

Có thể thấy trong nhiều năm qua, quy mô, hệ thống GD-ĐT toàn huyện Si Ma Cai (Lào Cai) được củng cố và phát triển. Đến nay hệ thống giáo dục đã cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc trong huyện với gần 50 đơn vị trường học. Chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả, có chuyển biến tích cực. Số lượng HS trong huyện tham gia các kỳ thi học sinh giỏi, chuyên đề cấp huyện, tỉnh, quốc gia… năm sau luôn cao hơn năm trước.

Nguyên nhân được chỉ ra bởi một số GV ngại đổi mới, chưa có ý thức học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân dẫn đến năng lực chuyên môn và phương pháp dạy học còn hạn chế.

Cùng đó, công tác kiểm soát của Ban giám hiệu một số trường chưa hiệu quả, kiểm tra chưa kịp thời phát hiện khó khăn vướng mắc và tư vấn cho GV biện pháp khắc phục.

Vai trò nòng cốt chuyên môn của cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn và GV cốt cán tại một số trường chưa rõ nét và chưa phát huy được vai trò nòng cốt, chưa gắn với chuyên môn và kiểm soát chất lượng.

Việc cụ thể hóa nhiệm vụ năm học tới từng cán bộ quản lý, GV một số trường chưa hiệu quả, GV còn lúng túng trong triển khai thực hiện nhiệm vụ, chưa nắm bắt được một số nhiệm vụ cần thực hiện…

Lấy bồi dưỡng làm cú hích chất lượng

Tâm tư của giáo viên vùng cao - Ảnh minh hoạ 2
HS Trường TH số 1 xã Nàn Sán - Si Ma Cai trong ngày hội đọc sách. Ảnh: IT 

Xác định công tác bồi dưỡng đội ngũ là nhiệm vụ then chốt để quyết định việc nâng cao chất lượng giáo dục, ngành GD-ĐT Si Ma Cai đã đồng loạt tiến hành các giải pháp nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho GV.

Trước hết, Phòng GD&ĐT phân công lãnh đạo, chuyên viên phụ trách trực tiếp các đơn vị trường học, đặc biệt là những trường có GV còn hạn chế để chỉ đạo, kiểm soát, tư vấn, hướng dẫn tại chỗ. Căn cứ vào chất lượng xếp loại GV, hàng năm Phòng GD&ĐT chia lớp bồi dưỡng chuyên môn hè theo từng đối tượng, trong đó có những lớp dành riêng cho GV còn hạn chế về năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Xây dựng phương án bồi dưỡng cụ thể, chi tiết về kiến thức, hướng dẫn GV biết cách lập kế hoạch và tổ chức một tiết học.

Mặt khác, từ đầu năm học Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường tổ chức khảo sát, phân loại chất lượng đội ngũ, tập trung vào các nội dung kiến thức, phương pháp, năng lực, ngôn ngữ. Trên cơ sở đó, nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ từ đó mỗi GV tự xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho bản thân, trong đó xác định rõ những nội dung mình có thể tự bồi dưỡng hoặc cần tổ cốt cán cấp trường, cấp huyện tư vấn giúp đỡ trong năm học.

Việc nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, đặc biệt những GV còn hạn chế về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác tự bồi dưỡng của bản thân thông qua các buổi tập huấn, sinh hoạt chuyên đề, chuyên môn… được tiến hành. Từ đây tuyên truyền cho CBQL, GV hiểu được tầm quan trọng của việc tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân…

Thành lập tổ cốt cán cấp huyện và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên phụ trách từng trường trong việc tư vấn, hướng dẫn những GV còn hạn chế về kiến thức, năng lực, chuyên môn nghiệp vụ… cũng phát huy hiệu quả. GV cốt cán đến giúp đỡ trường được phân công phụ trách ít nhất 1 lần/tháng và báo cáo kết quả về Phòng GD&ĐT các nội dung đã làm. Phòng GD&ĐT căn cứ vào kết quả giúp đỡ của GV cốt cán đối với các trường làm một trong những tiêu chí đánh giá thi đua cuối năm của GV cốt cán.

Đặc biệt, đã gắn trách nhiệm của HT, PHT trong việc phụ trách trực tiếp các điểm trường về chất lượng GV, HS, quang cảnh trường lớp. Cuối năm lấy chất lượng GV, HS các điểm trường được phân công phụ trách để đánh giá thi đua HT, PHT. Tiếp tục thực hiện phong trào: Đôi bạn cùng tiến; GV giỏi cấp huyện, tỉnh, GV cốt cán với GV còn hạn chế năng lực chuyên môn nghiệp vụ… để GV giúp đỡ nhau, trao đổi, chia sẻ chuyên môn…

Việc tiến hành rốt ráo hàng loạt giải pháp để bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ năng lực cho GV của ngành GD-ĐT Si Ma Cai đã phát huy hiệu quả. Cụ thể: Trong năm học vừa qua hầu hết GV đã có sự chuyển biến tích cực về nhận thức trong công tác tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; nâng cao vai trò trong công tác chuyên môn; tinh thần tự học cũng chuyển biến tích cực...

Qua tư vấn, hướng dẫn của tổ cốt cán, GV cơ bản đã biết áp dụng đổi mới về cách lập kế hoạch, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng HS; bước đầu biết kết ối các góc học tập với nội dung bài học; dạy học gắn với thực tiễn… 100% GV còn hạn chế năng lực chuyên môn, nghiệp vụ có vở giải bài tập qua đó khắc phục được phần nào tình trạng GV dạy học sinh sai kiến thức trong SGK.

Tác giả bài viết: Hà Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1429 | lượt tải:312

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1148 | lượt tải:302

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2459 | lượt tải:391

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2938 | lượt tải:490

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2253 | lượt tải:339
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập66
  • Hôm nay7,787
  • Tháng hiện tại474,542
  • Tổng lượt truy cập51,830,501
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944