Tăng cường hơn nữa hợp tác Giáo dục giữa Việt Nam và New Zealand

Thứ tư - 11/11/2020 05:33 240 0
GD&TĐ - Hôm nay 11/11, tại Bộ GD&ĐT, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc tiếp xã giao bà Wendy Matthews (Đại sứ New Zealand tại Việt Nam).
Tăng cường hơn nữa hợp tác Giáo dục giữa Việt Nam và New Zealand

Tại buổi tiếp, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc chúc mừng Đại sứ New Zealand đã hoàn thành trọng trách tại Việt Nam; cảm ơn Đại sứ trong nhiệm kỳ tại Việt Nam đã có nhiều đóng góp trong thúc đẩy hợp tác giáo dục giữa hai nước. Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc bày tỏ mong muốn bà Đại sứ tiếp tục có những hỗ trợ trong phát triển quan hệ hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và New Zealand. Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cũng bày tỏ mong muốn hai bên phối hợp thực hiện Kế hoạch Hợp tác chiến lược về giáo dục giai đoạn 2020 - 2023 (Kế hoạch hợp tác được ký ngày 21/07/2020).

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đã thông qua bà Wendy Matthews cảm ơn phía New Zealand đã có những hỗ trợ học bổng cho học sinh, sinh viên Việt Nam; hỗ trợ Việt Nam về đào tạo tiếng Anh cho cán bộ, công chức.   

Trao đổi về tình hình giáo dục Việt Nam, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho biết Việt Nam đã chú trọng hình thức dạy học online (nhất là trong tình hình ứng phó với ảnh hưởng của dịch Covid-19); trình độ công nghệ thông tin của học sinh, sinh viên, giáo viên đã tăng lên;… Giáo dục Việt Nam vẫn đang rộng mở trong vấn đề đầu tư, hợp tác với giáo dục các nước. Bộ GD&ĐT Việt Nam mong muốn New Zealand tiếp tục tăng cường phát triển hợp tác giáo dục với Việt Nam.

Bà Wendy Matthews (Đại sứ New Zealand tại Việt Nam) chia sẻ với Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc mong muốn tăng cường hợp tác giữa New Zealand và Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục, có thêm những ký kết hợp tác giữa Ngành Giáo dục hai nước.

Hợp tác giáo dục giữa hai quốc gia đã có lịch sử từ khá lâu, khởi đầu là Chương trình Colombo cấp học bổng cho sinh viên Việt Nam theo học tại New Zealand vào những năm 1960. Cho tới nay, đã có hơn 2.700 học sinh, sinh viên Việt Nam theo học tại New Zealand. Việt Nam trong tốp 3 nước ở khu vực Đông Nam Á về số lượng học sinh, sinh viên theo học tại New Zealand và là một trong những thị trường trọng điểm được các cơ sở giáo dục, các trường ĐH New Zealand quan tâm phát triển.

Tăng cường hơn nữa hợp tác Giáo dục giữa Việt Nam và New Zealand - Ảnh minh hoạ 2
Bà Wendy Matthews - Đại sứ New Zealand tại Việt Nam (đứng giữa) tại buổi tiếp xã giao của Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc (thứ ba từ phải sang). Ảnh An Nhiên

Trong các chương trình học bổng của New Zealand dành cho học sinh, sinh viên Việt Nam có: Học bổng New Zealand – ASEAN dành cho bậc sau ĐH, trong đó Việt Nam được phân bổ 30 suất/năm. Từ năm 1994, 334 học sinh, sinh viên Việt Nam đã được trao học bổng. Từ năm 2016, các ứng viên có thể đăng ký học bổng trên mạng, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công dân Việt Nam tham gia chương trình học bổng.

Hằng năm, 10 cán bộ Việt Nam được tham gia khoá học tiếng Anh theo chủ đề cụ thể trong 22 tuần tại New Zealand. Tính đến nay, đã có 560 cán bộ Chính phủ Việt Nam đã tham gia chương trình.

Chương trình học bổng ngắn hạn hàng năm theo chủ đề dành cho các cán bộ hoạt động trong các lĩnh vực công lập và ngoài công lập đi học tập và tìm hiểu kinh nghiệm từ New Zealand trong vòng 2 đến 4 tuần.

Ngoài ra còn có chương trình học bổng Chính phủ New Zealand bậc trung học được khởi động từ năm 2019 chỉ dành riêng cho học sinh Việt Nam. Học bổng có giá trị 50% học phí của năm học đầu tiên tại New Zealand. Các học sinh có quốc tịch Việt Nam theo học lớp 8, 9, 10 tại Việt Nam có thành tích học tập tốt và trình độ tiếng Anh có thể ứng tuyển trực tuyến trên trang học bổng của ENZ…

Thêm vào đó, Chương trình “Học bổng Thủ tướng” dành cho châu Á tài trợ cho các sinh viên New Zealand (cá nhân hoặc nhóm) theo học tại các trường ĐH, thực tập, hoặc nghiên cứu tại châu Á. Việt Nam là một trong những điểm đến nổi bật cho các sinh viên New Zealand trong các chương trình học bổng PMSA. Từ năm 2013 đến nay, đã có 143 sinh viên New Zealand nhận học bổng PMSA theo học, thực tập, hoặc nghiên cứu tại Việt Nam.

Hợp tác giữa các cơ sở giáo dục của hai nước cũng có những điểm nổi bật. Trong đó, New Zealand có 8 trường ĐH, đều là các trường có chất lượng cao và uy tín. 5/8 trường ĐH của New Zealand đã triển khai các chương trình hợp tác tại Việt Nam. 3 trường ĐH còn lại đang thảo luận các chương trình hợp tác với các trường ĐH của Việt Nam. Còn các trường trung học của New Zealand, các Học viện Kỹ nghệ cũng đang thảo luận và triển khai các chương trình hợp tác với các trường của Việt Nam.

Thoả thuận hợp tác về tăng cường dạy và học tiếng Anh được ký kết giữa Cơ quan Hợp tác liên chính phủ New Zealand và Đề án Ngoại ngữ Quốc gia (Bộ GD&ĐT Việt Nam) vào tháng 3 năm 2019. Theo đó, New Zealand sẽ phối hợp cùng Đề án Ngoại ngữ Quốc gia triển khai các chương trình nâng cao năng lực, đào tạo giáo viên và hợp tác nghiên cứu nhằm nâng cao khả năng dạy và học tiếng Anh trong hệ thống giáo dục của Việt Nam. New Zealand cũng đã triển khai hợp tác giáo dục với Sở GD&ĐT thành phố Hồ Chí Minh và Sở GD&ĐT thành phố Hà Nội.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập754
  • Hôm nay31,914
  • Tháng hiện tại310,044
  • Tổng lượt truy cập51,666,003
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944