Tạo môi trường chuẩn mực để nhà giáo, người lao động cống hiến

Thứ sáu - 15/10/2021 07:11 252 0
GD&TĐ - Cảm xúc tiêu cực có thể xuất hiện nếu người ta cảm nhận được những điều không đúng với mong muốn và trái với những quy tắc và quy định chung.
Tạo môi trường chuẩn mực để nhà giáo, người lao động cống hiến

Đó là ý kiến của ông Nguyễn Ngọc Ân – Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam xung quanh sự việc thầy giáo ở Đồng Nai viết đơn đề nghị giải quyết thôi việc với lý do: “Công tác trong một cơ sở giáo dục có nhiều điều phi giáo dục, tởm nhất là vấn nạn dối trá”.

Theo ông Ân, khi có cảm xúc tiêu cực, giáo viên không hạnh phúc. Khi đó, giáo viên sẽ khó sáng tạo và đạt hiệu quả cao trong thực hiện nhiệm vụ. Trong một trường học mà có nhiều giáo viên không hạnh phúc thì trường học đó sẽ khó trở thành một môi trường sư phạm tốt.

Giáo viên, không chỉ nghiễm nhiên tận hưởng môi trường mang đến cảm xúc tích cực mà có nhiệm vụ đóng góp, tạo ra môi trường tích cực ấy. Bằng nhiều cách thức: cống hiến, góp ý, phê bình, làm gương… thậm chí là phản ứng tích cực để cải thiện môi trường làm việc ngày một tốt lên.

Có rất nhiều giáo viên đã làm tốt việc này nhưng cá biệt, cũng có thầy cô chưa thật sự tham gia vào quá trình xây dựng môi trường học đường tiến bộ, đoàn kết và cùng phát triển.

Theo phân cấp, hiện nay công đoàn ở các trường mầm non, phổ thông chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp từ Liên đoàn Lao động cấp huyện.

Những phản ứng của giáo viên về những bất cập trong mối quan hệ công việc, những biểu hiện thiếu tính sư phạm trong ứng xử, trong lao động nghề nghiệp mà họ chứng kiến rất cần được tổ chức đại diện cho người lao động quan tâm.

Từ đó, ổn định tư tưởng, tìm cách tháo gỡ, đề xuất và giải quyết, tạo nên môi trường chuẩn mực để nhà giáo, người lao động cống hiến.

Tạo môi trường chuẩn mực để nhà giáo, người lao động cống hiến - Ảnh minh hoạ 2
Ông Nguyễn Ngọc Ân – Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam

Ông Ân cho biết, Công đoàn Giáo dục Việt Nam cũng đã triển khai nội dung: “Nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo” trong chức năng chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động trong ngành.

Trong bối cảnh rất cần phải có những môi trường hạnh phúc để nhà giáo, người lao động phát huy tối đa năng lực trong quá trình lao động nghề nghiệp, môi trường dân chủ, hợp tác với những cán bộ, nhà giáo – người lao động có kỹ năng lắng nghe tích cực và phản hồi mang tính xây dựng là yêu cầu cần thiết phải tạo dựng và duy trì.

Theo ông Nguyễn Ngọc Ân, nhiệm vụ của các tổ chức đoàn thể trong trường, trong đó có tổ chức công đoàn là phải tạo môi trường để giáo viên cống hiến, thể hiện trách nhiệm, thể hiện giá trị bản thân… để rồi ghi nhận và lan tỏa những giá trị tốt đẹp từ chính họ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập730
  • Hôm nay37,866
  • Tháng hiện tại315,996
  • Tổng lượt truy cập51,671,955
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944