Tập huấn, trao đổi hoàn thiện chương trình môn tiếng dân tộc thiểu số trong CTGDPT 2018

Thứ hai - 08/06/2020 20:59 267 0
GD&TĐ - Ngày 8/6, tại TP.HCM đã diễn ra hội thảo - tập huấn Thực nghiệm chương trình môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình GD phổ thông 2018.
Tập huấn, trao đổi hoàn thiện chương trình môn tiếng dân tộc thiểu số trong CTGDPT 2018

Hội thảo - tập huấn có sự tham gia của lãnh đạo Sở GD-ĐT cùng các chuyên viên, giáo viên, hiệu trưởng các trường đến từ 12 tỉnh gồm Sóc Trăng, Trà Vinh, Đắk Nông, Đắk Lắk, Kon Tum, Gia Lai, Ninh Thuận, Bình Thuận, Sơn La, Điện Biên, Yên Bái, Lào Cai.

Các đại biểu được chia ra theo 8 nhóm tương ứng 8 chương trình môn tiếng dân tộc thiểu số gồm: Chăm, Khmer, Jrai, Bahnar, Êđê, Mông, Mnông, Thái để cùng góp ý, trao đổi hoàn thiện chương trình môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình GD phổ thông 2018. Đặc biệt, ban soạn thảo chương trình cũng đã hướng dẫn tài liệu thực nghiệm để các giáo viên triển khai các tiết thực nghiệm.

Sau một buổi làm việc nghiêm túc, góp ý cho khung chương trình môn tiếng dân tộc thiểu số, đại diện của 8 nhóm đã có những đánh giá chung cũng như đề xuất khi thực hiện chương trình này từ năm học tới. 

Đa phần các nhóm đều nhất trí, thống nhất với dự thảo khung chương trình phù hợp với yêu cầu đặt ra của chương trình mới về phẩm chất, năng lực học sinh, phù hợp với lứa tuổi. Nội dung kiến thức mang tính giáo dục gắn liền với nét bản sắc văn hoá của các dân tộc nói trên. 

Tập huấn, trao đổi hoàn thiện chương trình môn tiếng dân tộc thiểu số trong CTGDPT 2018 - Ảnh minh hoạ 2
Các đại biểu tham dự hội thảo

Các tài liệu thực nghiệm, các tác giả làm khá tốt, có đầu tư kĩ. Có những đổi mới trong nội dung, phương pháp dạy học, đánh giá học sinh. Phù hợp, đáp ứng được yêu cầu dạy học của cơ sở. 

Tại đây các đại biểu đề xuất, ban soạn thảo cần đặc biệt chú ý đến kĩ năng đọc-viết, bởi đa phần các em người dân tộc chọn tiếng để học, đa phần các em có thể nghe nói ổn nhưng việc đọc, viết vẫn còn hạn chế. Ngoài ra, cần có những chế độ cụ thể đối với những biên soạn, người tham gia thực nghiệm chương trình; Quan tâm hơn nữa tới tập huấn, bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng dân tộc; Có văn bản ban hành về danh mục tài liệu, thiết bị dạy học, xây dựng kho tài liệu trực tuyến của môn tiếng dân tộc thiểu số... 

Tại buổi tập huấn, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đã chia sẻ về mục tiêu chung của chương trình phổ thông 2018 và lần lượt lý giải, nói rõ hơn cho các đại biểu tham gia liên quan đến các ý kiến đề xuất góp ý tập trung ở các vấn đề về chương trình-SGK, về đội ngũ giáo viên, kho học liệu điện tử, về danh mục thiết bị dạy học…

Tập huấn, trao đổi hoàn thiện chương trình môn tiếng dân tộc thiểu số trong CTGDPT 2018 - Ảnh minh hoạ 3
Đại diện các nhóm tham gia đóng góp ý kiến, đề xuất

Theo Thứ trưởng, quy định về số tiết 70 tiết/năm (khối tiểu học) đối với môn tiếng dân tộc, nhà trường hoàn toàn có thể linh hoạt thực hiện kế hoạch phù hợp. Bởi tại thông tư 4612 đã giao quyền tự chủ hoàn toàn cho các cơ sở giáo dục trong việc thực hiện, xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Thứ trưởng đồng tình với việc đối với tiếng dân tộc cần chú trọng kỹ năng đọc viết, bởi nghe nói đã được các em học sinh thực hành giao tiếp hằng ngày trong gia đình. Điều này, chính là những gợi mở để các giáo viên dựa trên khung chương trình, ngữ liệu SGK để sáng tạo, đổi mới trong dạy học đáp ứng yêu cầu này.

Liên quan đến sự quan tâm của các tỉnh về vị trí việc làm của giáo viên dạy tiếng dân tộc. Theo Thứ trưởng, Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ đã ban hành thông tư 16 trong đó quy định vị trí việc làm. Vì vậy, Sở GD-ĐT cần tham mưu cho UBND tỉnh cơ cấu, bố trí giáo viên phù hợp với các cơ sở, trong đó có cả giáo viên dạy tiếng dân tộc. Đồng thời, cũng có kế hoạch, lộ trình để bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên dạy tiếng dân tộc.

Xung quanh ý kiến cần cụ thể hoá, chi tiết hơn nữa nội dung chương trình cũng như có thể biên soạn sách giáo viên, theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, chương trình được viết theo hướng mở, để có thể từ khung chương trình có nhiều SGK. Trên cơ sở đó, chương trình là pháp lệnh, SGK là ngữ liệu, gợi mở định hướng cho giáo viên sáng tạo trong dạy học, tránh “đóng khung” như trước đây. 

Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng giải đáp những ý kiến quan tâm của giáo viên liên quan đến danh mục thiết bị dạy học cần thiết, kho tài liệu điện tử dùng chung…

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ mong muốn, trong thời tới, các tỉnh tham gia tập huấn, hội thảo cần triển khai sớm việc thực nghiệm môn học để có những đánh giá, nhận xét cụ thể về tính khả thi của chương trình. Bởi đó là cơ sở quan trọng để các tác giả tham gia hoàn thiện chương trình giáo dục tiếng dân tộc tốt nhất cho các em học sinh, để đưa vào dạy học trong năm học tới.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập585
  • Hôm nay18,306
  • Tháng hiện tại296,436
  • Tổng lượt truy cập51,652,395
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944