Tết xa nhà của giáo viên

Thứ năm - 07/02/2019 07:59 416 0

Tết xa nhà của giáo viên

GD&TĐ - Giáo viên đón Tết ở đảo cũng đủ đầy như trong đất liền, có chăng là thiếu bữa cơm tất niên và sáng mùng 1 bên gia đình. Thế nhưng với họ, khi đã chọn dạy học nơi đầu sóng ngọn gió, là sẵn sàng chấp nhận hy sinh niềm vui riêng.

Tết đủ đầy…

Sinh ra và lớn lên tại xã Bình Nguyên (Kiến Xương, Thái Bình), thầy Trần Sỹ Thiện là Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lại Sơn - một xã đảo của huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang. Hơn 20 năm dạy học ở đảo, thầy Thiện có tới 15 cái Tết xa nhà. Thầy ở lại trường cùng vui xuân, đón Tết với học trò và bà con dân đảo. Với thầy, đảo là nhà, là quê hương yêu dấu với biết bao niềm vui và ăm ắp những kỷ niệm trong những ngày Tết đến xuân về. Thầy kể, phụ huynh học sinh đến chúc Tết các thầy giáo trong căn phòng tập thể được bài trí giản dị. Bàn tiệc là những mứt kẹo, trà, cà phê từ đất liền gửi ra. Bên bàn trà nóng, mọi người nói chuyện với nhau về năm cũ, năm mới và những câu chuyện xung quanh việc học hành của con trẻ.

Kỷ niệm nhớ nhất của thầy Thiện đó là Tết Kỷ Mão (năm 1999). Năm ấy, thầy đăng kí vé xe khách để về quê Thái Bình ăn Tết cùng gia đình. Chuyến xe cuối cùng về Thái Bình là 22 giờ ngày 25 Tết. “Buổi sáng hôm đó, chia tay học trò và bà con trên đảo Hòn Ngang để xuống đò về đất liền. Nhưng vì ngày Tết đông khách nên tôi đã bị trễ đò. Vậy là năm đó tôi ở lại trường ăn Tết cùng bà con dân đảo. Với tôi, đó cái Tết mang lại nhiều cảm xúc nhất. Nói không nhớ nhà là dối lòng, nhưng bù lại tôi được phụ huynh, học sinh chia sẻ, đồng cảm và quý mến. Biết tôi ở lại, phụ huynh nào cũng mời về nhà ăn Tết. Rồi họ tặng bánh chưng, những đặc sản ẩm thực của dân đảo. Tôi hòa mình vào không khí đón năm mới của người dân, tham gia vào các lễ hội văn hóa truyền thống. Và sau Tết đó tôi quyết định chọn Kiên Giang là quê hương thứ hai của mình” - thầy Thiện bộc bạch.

Cũng như nhiều huyện đảo khác, hàng năm có rất nhiều giáo viên ở lại Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu) ăn Tết. Cô giáo Võ Thùy Dương - Trường Mầm non Tuổi Thơ cho biết: Ăn Tết ở đảo bây giờ không khác trong đất liền, cũng đào, cũng quất và hoa tươi. Đường phố được trang hoàng lộng lẫy. Không khí đón Tết ở đảo lúc nào cũng rộn ràng, tươi vui. Đêm Giao thừa, mọi người rủ nhau đến trường ca hát, chúc rượu đón chào thời khắc thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.

Tết yêu thương

Tết xa nhà của giáo viên - Ảnh minh hoạ 2
Cô Võ Thùy Dương 

17 năm gắn bó với sự nghiệp giáo dục nơi đất đảo, cũng là 17 năm thầy Hà Đức Tiên - Hiệu trưởng Trường Tiểu học & THCS Bình Hưng ăn Tết ở đảo. Trường nằm trên xã đảo Cam Bình (TP Cam Ranh, Khánh Hòa). Những năm về trước, nơi đây chưa có điện lưới nên đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Năm 2012, xã đảo Bình Hưng có điện. Ánh sáng chiếu muôn nơi trên hòn đảo yên bình. Và có lẽ đây cũng là cái Tết vui nhất của bà con dân đảo nói chung và giáo viên Trường Tiểu học & THCS Bình Hưng nói riêng.

“Đây là năm đầu tiên tôi biết đến pháo hoa, biết đến đất liền, Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đón Tết như thế nào qua tivi. Cũng nhờ đó mà chúng tôi biết, trong những ngày Tết vẫn còn có hàng trăm thầy cô giáo tình nguyện ở lại những bản làng, hải đảo xa xôi để bám trường, bám lớp, miệt mài “gieo chữ” – thầy Tiên nhớ lại.

Năm nay, hầu giáo viên về quê ăn Tết nên nhà trường tổ chức Tết sớm. Vì thế bên cạnh việc đảm bảo chất lượng dạy - học, nhà trường cũng tổ chức đón Tết Nguyên đán cho cán bộ, giáo viên với nhiều hoạt động như: Biểu diễn văn nghệ, gói bánh chưng, thi ẩm thực… Qua đó, tạo không khí sôi nổi đón mừng năm mới cho thầy và trò. “Ngoài ra, nhà trường cũng phát động chương trình Tết yêu thương, nhằm vận động, quyên góp các tổ chức, cá nhân tặng quà cho học sinh để các em được đón Tết đủ đầy, vẹn tròn niềm vui. Quan điểm của nhà trường là, không để học sinh nào không có Tết” - thầy Tiên quả quyết.

Cả nước hiện có hàng trăm giáo viên dạy học nơi hải đảo xa xôi. Ở nơi đầu sóng ngọn gió, họ không đơn thuần thực hiện nhiệm vụ “trồng người”, mà còn góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Chấp nhận hy sinh niềm vui đón Tết bên gia đình, nhiều giáo viên tình nguyện ở lại, bám đảo, bám trường. Họ đã và đang “ươm mầm” cho những thế hệ tài năng trẻ của đất nước.

Tác giả bài viết: Hải Minh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1346 | lượt tải:293

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1042 | lượt tải:272

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2347 | lượt tải:370

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2889 | lượt tải:471

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2212 | lượt tải:317
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập222
  • Hôm nay5,484
  • Tháng hiện tại14,974
  • Tổng lượt truy cập49,720,739
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944