Thái Nguyên: Không để tiêu cực tồn tại trong môi trường giáo dục

Thứ ba - 26/01/2021 18:23 227 0
GD&TĐ - Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng Bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nêu rõ nhiệm vụ, giải pháp phát triển GD-ĐT.
Thái Nguyên: Không để tiêu cực tồn tại trong môi trường giáo dục

Xung quanh công tác chăm lo, phát triển GD-ĐT, ông Trịnh Việt Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã có cuộc trao đổi với Báo Giáo dục và Thời đại.

- Là 1 trong 3 trung tâm giáo dục và đào tạo lớn nhất cả nước, ông cho biết chủ trương của tỉnh Thái Nguyên trong việc phát huy thế mạnh GD-ĐT với phát triển kinh tế - xã hội địa phương? 

- Chúng tôi xác định đây là lợi thế cần tiếp tục thúc đẩy, phát huy nhằm phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đặc biệt là đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, triển khai ứng dụng khoa học trong giai đoạn mới.

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng Bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ  XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nêu rõ nhiệm vụ, giải pháp phát triển GD-ĐT, đó là: Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông mới; củng cố vững chắc và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục các cấp học, trường chuẩn quốc gia. Đẩy mạnh xã hội hóa trong phát triển giáo dục và đào tạo. Tiếp tục quan tâm đến giáo dục ở vùng đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số miền núi. Phát huy tiềm năng thế mạnh của các trường đại học thành viên - Đại học Thái Nguyên trong nghiên cứu khoa học, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. 

- Tiêu cực là yếu tố nguy hại nhất ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả và niềm tin vào GD-ĐT. Quan điểm của ông về vấn đề này?

- Trong bất kì lĩnh vực nào, tiêu cực cũng là yếu tố nguy hại. Đặc biệt, với GD-ĐT, tiêu cực còn gây ra những hệ lụy lâu dài. Giáo dục và đào tạo là ngành giữ vai trò nền tảng của mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Sản phẩm của
GD-ĐT gắn liền với vấn đề nhân cách, trí tuệ, năng lực của con người. Vì vậy, môi trường GD-ĐT phải chuẩn mực, tích cực. 

Quan điểm của chúng tôi là phải minh bạch, công khai, đúng quy định, kiên quyết không để tiêu cực tồn tại trong môi trường giáo dục. 

Thái Nguyên: Không để tiêu cực tồn tại trong môi trường giáo dục - Ảnh minh hoạ 2
Ông Trịnh Việt Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.

- Thái Nguyên sẽ tập trung vào những nhóm giải pháp căn bản nào để tiếp tục xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, tích cực? 

- Trước hết, tỉnh tập trung vào công tác tuyên truyền để mỗi cá nhân, cán bộ giáo viên, người đứng đầu đơn vị, học sinh, sinh viên có nhận thức đúng đắn, nắm bắt đầy đủ các quy định, hướng dẫn về phòng, chống tiêu cực trong công tác GD-ĐT. 

Tiếp đó, nâng cao tinh thần trách nhiệm, nêu gương của đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo. Đây là những người trong cuộc, nếu đội ngũ này thực sự có tinh thần trách nhiệm, nêu gương sẽ lan tỏa và góp phần vào việc đẩy lùi tiêu cực, sai phạm. 

Đồng thời triển khai công tác phòng, chống tiêu cực một cách sâu rộng, làm sao lan tỏa trong toàn xã hội, để từng thầy cô, phụ huynh, học sinh đều vào cuộc. Chúng ta cần xây dựng một môi trường giáo dục mà mọi người đều đồng thuận, đồng lòng, chung sức hành động. Thực hiện hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát với mục tiêu  kịp thời phòng ngừa, phát hiện và xử lý sai phạm; phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả trong giáo dục.

- Những chỉ đạo cụ thể hơn về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của tỉnh Thái Nguyên? 

- Tỉnh đã yêu cầu công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát phải trọng tâm, trọng điểm. Nội dung thanh tra, kiểm tra, giám sát tập trung vào việc thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 nhóm giải pháp cơ bản của ngành.    

Đặc biệt, cần chú ý đến 2 nội dung: Các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, sách giáo khoa và các tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập…); vấn đề bức xúc trong ngành được dư luận xã hội quan tâm (thực hiện quy chế chuyên môn; quản lý thu chi; tổ chức các kỳ thi; an toàn trường học; thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học; đạo đức, lối sống của học sinh và cán bộ, giáo viên…). 

Cùng với đó, thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh, bảo đảm thực hiện quy chế dân chủ; quy định về công khai, minh bạch; quy định về chuyên môn, nghiệp vụ (kế hoạch giáo dục; kế hoạch nâng cao chất lượng dạy và học; công tác tuyển sinh đầu cấp; nền nếp giảng dạy, học tập…).

Tôi tin tưởng rằng, với truyền thống của ngành GD-ĐT tỉnh nhà, sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo tỉnh; sự chung sức, đồng lòng của toàn xã hội, môi trường giáo dục sẽ ngày càng thân thiện, tích cực, theo đó tiêu cực sẽ không có chỗ tồn tại.

- Xin trân trọng cảm ơn ông!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập753
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm752
  • Hôm nay34,964
  • Tháng hiện tại313,094
  • Tổng lượt truy cập51,669,053
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944