Thầy giáo Tày của em

Thứ hai - 19/11/2018 04:34 442 0
GD&TĐ - Với thầy giáo dân tộc Tày – Hoàng Công Diễn con đường từ nhà đến trường đi bằng thuyến, rồi đi xe máy hơn 2 tiếng mới đến Trường Tiểu học, THCS Côn Lôn không có gì vất vả. Bao khó khăn của nghề giáo nơi miền núi khó khăn cũng không làm anh chùn bước. Nhưng đôi khi, giữa giờ dạy, tiếng rung của cuộc điện thoại từ gia đình gọi đến lại khiến thầy giáo trẻ Hoàng Công Diễn tái mặt, thất thần…
Thầy giáo Tày của em

Gia cảnh đặc biệt

Thầy giáo Hoàng Công Diễn hiện ở với bà nội năm nay gần 90 tuổi. Cùng nhà còn có 3 người chú bị tàn tật, không đi lại được, có người đã nằm một chỗ hơn 40 năm. Bố mẹ Diễn ở gần đấy chạy qua chạy lại chăm lo đỡ đần cơm nước. Hai em gái của Diễn một đi làm cho công ty, một đang học ĐH ở Hà Nội. Mọi việc lớn nhỏ trong nhà đều trông cả vào Diễn. Khi anh đi làm thì một người chú nhúc nhắc được một chút hỗ trợ mọi người. 

Nhà Diễn ở xã Năng Khả, cách trường Tiểu học và THCS Côn Lôn đi đường bộ khoảng 60km. Trưa thứ 7 Diễn từ trường về nhà, chiều Chủ nhật khoảng 2h – 3h chiều lại mang xe máy lên thuyền, qua hồ để đi tắt rồi tiếp tục đi xe máy tới trường. Thường mỗi lượt đi về mất hơn 2 tiếng mới đến nơi.

Vì hoàn cảnh gia đình đặc biệt nên lúc ở trường, Diễn rất lo mỗi khi có cuộc điện thoại bất thần từ gia đình gọi đến, cứ có cảm giác bất an, sắp có chuyện gì bất thường. Nhà Diễn nhiều người bệnh, mà toàn bệnh hiểm nghèo.

Năm 2017, bố Diễn bị bệnh tiểu đường, sức khỏe không tốt, đi bệnh viện thường xuyên. Có lần ông bị tắc ruột phải mổ trên Tuyên Quang, Diễn chạy đi chạy về vừa lo việc trường lớp, vừa lo việc gia đình. Có ngày sáng ở TP Tuyên Quang, chiều lại đã có mặt ở Côn Lôn, đi gần 200 cây số.

Hay có lần 3 chú của Diễn vì uống thuốc giảm đau nhiều  nên bị tác dụng phụ, thay nhau đi mổ mắt vì đục thủy tinh thể. Đưa các chú đi lại không giống người bình thường, phải thuê xe ô tô, rồi đường vào nhà khó khăn, phải cáng chú ra đường lớn…

Thu nhập của Diễn không có gì ngoài lương giáo viên, nên mỗi khi gia đình xảy ra chuyện anh lại đi vay mượn. Làm bao nhiêu tiêu bấy nhiêu, chẳng bao giờ nghĩ có ngày mình có thể để dành tiền để lo chuyện riêng tư. Đôi lúc, thầy giáo Hoàng Công Diễn thấy nản lòng, một mình ngồi giữa mênh mông núi rừng mà muốn khóc.

Thầy giáo Tày của em - Ảnh minh hoạ 2
 Thầy Hoàng Công Diễn và các học trò tham dự hội trại

Tìm niềm vui trong công việc

Diễn cảm thấy vô cùng may mắn vì được sống và làm việc trong ngôi trường mọi người rất đoàn kết, sẻ chia, đùm bọc lẫn nhau, được lên lớp dạy học sinh mỗi ngày. Học sinh của trường đa số dân tộc Tày, thầy trò hiểu nhau về tiếng nói, văn hóa nên việc dạy học cũng rất thuận lợi. Niềm vui trong công việc đã đem lại động lực cho Diễn vượt qua những khó khăn hoàn cảnh gia đình.

Điều khiến Diễn cảm thấy vui nhất là khi hướng dẫn các học sinh tổ chức các hoạt động phong trào, chương trình ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm sáng tạo… Học sinh ở miền núi vốn nhút nhát. Được thầy giáo hướng dẫn vui chơi tập thể, trải nghiệm, múa hát… các em dần tự tin hơn, năng động hơn.

Tháng 10/2018, thầy Diễn không may bị ngã xe máy gãy chân, phải nằm một chỗ. Điều trị tại nhà được gần 1 tháng, nhớ trường nhớ học sinh, thầy lại tìm cách lên trường, nằm một chỗ làm việc. Nhúc nhắc được đôi chút, thầy lại tập văn nghệ cho học sinh chuẩn bị lễ hội giã cốm của xã. Dường như cứ vây xung quanh là xôn xao nói cười của học sinh, là tiếng đàn, điệu hát, thầy Hoàng Công Diễn lại thấy mình khỏe hơn, quên đi mọi khó khăn cá nhân để hết mình cống hiến trong công việc.

Thầy giáo Tày của em - Ảnh minh hoạ 3
Thầy Diễn luôn theo sát động viên, hỗ trợ học sinh

Giờ phút sinh từ đưa học sinh ngã xổ ruột đi cấp cứu

Hỏi kỷ niệm vui của nghề giáo, Hoàng Công Diễn bảo ngày nào cũng thấy vui, thầy sự đáng yêu của học trò. Nhưng để nhớ nhất lại là những giây phút lo sợ cho tính mạng của học sinh.

Hồi đó Diễn dạy học ở Trường Phổ thông bán trú cơ sở Sinh Long. Ngày thứ Bảy, Diễn đi xe máy về nhà. Đi được một đoạn, cô y tế ở trường gọi điện thoại, báo học sinh lớp 6 Diễn làm giáo viên chủ nhiệm trèo cây bị ngã, cành cây chọc vào bụng xổ cả ruột ra ngoài, phải đưa đi cấp cứu gấp. Diễn ngay lập tức quay xe về trường. Bố học sinh không biết đi xe máy nên Diễn chở cả hai bố con.

Chở ông bố bế con quấn chăn nằm ngang cứ thúc dồn Diễn về đằng trước. Không được ngồi hẳn vào yên xe, cũng không dám nói ông bố đang hoảng loạn chỉnh lại tư thế, Diễn ngồi mớm trên xe, gồng cả hai tay đè đầu xe xuống trên con đường lổn nhổn đã lên dốc xuống đèo, trơn trượt mấy lần suýt ngã. Thêm cả lo lắng học sinh gặp chuyện dọc đường.

Cuối cùng ra được khu bệnh viện, Diễn cùng bố học sinh chờ đợi đến khi em ổn định mới về. Cả một tuần sau đó, người Diễn đau ê ẩm. Diễn tâm sự trong tình huống sinh tử đó thật sự không nghĩ gì đến đau đớn, chỉ mong sao cứu được học sinh của mình.

May mắn sau đó học sinh khỏe lại. Gia đình em đến trường cảm ơn thầy Hoàng Công Diễn và mời thầy đến nhà ăn cơm. “Giờ thì em học sinh cũng đã lớn rồi. Gặp thầy giáo lại vui vẻ chào hỏi. Lúc đó thấy hạnh phúc lắm, nghĩ mình đã làm được việc đáng phải làm.” – Hoàng Công Diễn giản dị chia sẻ.

Nếu có ai ái ngại với hoàn cảnh riêng, Diễn lại cười xòa. Diễn chấp nhận số phận và tìm cách để tháo gỡ khó khăn. Có lẽ vì lo cho gia đình nên giờ 30 tuổi nhưng Diễn vẫn chưa có thời gian cho chuyện riêng, dù thâm tâm mong muốn tìm cô gái thông cảm với hoàn cảnh của mình.

Mơ ước lớn nhất của thầy giáo Hoàng Công Diễn là được gắn bó với nghề dạy học, để mỗi sáng gặp học sinh lại quên hết bao âu lo, bắt nhịp cho lời ca tiếng hát vang lên ở nơi khó khăn nhất huyện miền núi Na Hang, Tuyên Quang.

Năm học 2017 – 2018, thầy giáo Hoàng Công Diễn là Tổng phụ trách giỏi cấp huyện, giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, thầy thường xuyên được các cơ quan, đoàn thể trưng tập đi giao lưu, công diễn trong và ngoài tỉnh Tuyên Quang.

Tác giả bài viết: Gia Hân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập514
  • Hôm nay19,717
  • Tháng hiện tại297,847
  • Tổng lượt truy cập51,653,806
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944