Thế và lực mới

Thứ năm - 07/03/2024 03:02 50 0
GD&TĐ - Tuyển sinh năm 2024 nhiều trường đại học tiếp tục dành một số phương thức xét tuyển hướng đến thu hút thí sinh quốc tế.
Thế và lực mới

Trong đó hình thức xét tuyển đối với thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT nước ngoài hoặc tốt nghiệp THPT và có chứng chỉ quốc tế được nhiều trường áp dụng. Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TPHCM) dành từ 5 - 10% tổng chỉ tiêu; ĐH Kinh tế TPHCM dành 1% tổng chỉ tiêu đối với cơ sở TPHCM, 3% tổng chỉ tiêu cho phân hiệu Vĩnh Long cho phương thức này...

Trước đó, để triển khai tuyển sinh sinh viên quốc tế, các trường đã nỗ lực xây dựng nhiều ngành/chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế, thực hiện dạy học bằng tiếng Anh…

Để thu hút lưu học sinh, bên cạnh đổi mới tuyển sinh, quốc tế hóa chương trình đào tạo, nhiều trường như ĐH Cửu Long, ĐH Trà Vinh… còn trực tiếp sang nước bạn Lào, Campuchia làm việc với lãnh đạo một số tỉnh, ngành, trường THPT… để xúc tiến hoạt động tuyển sinh.

Nhiều trường nỗ lực hỗ trợ lưu học sinh, như Trường ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng) đã xây dựng khu ký túc xá cho sinh viên quốc tế với quy mô 5 tầng, 36 phòng ở. Đại học Kinh tế TPHCM công bố chi 1 triệu USD học bổng để thu hút sinh viên quốc tế với mức tài trợ từ 50 - 100% chi phí đào tạo và nội trú; Trường ĐH Y Dược Thái Bình khuyến khích các gia đình người Việt đỡ đầu lưu học sinh…

Nỗ lực của các cơ sở giáo dục đại học thời gian qua đã mang lại chuyển biến tích cực trong việc thu hút sinh viên quốc tế. Thống kê từ Bộ GD&ĐT cho thấy từ năm 2016 - 2021 có 155 cơ sở giáo dục của Việt Nam tiếp nhận, đào tạo hơn 45 nghìn lưu học sinh nước ngoài, đến từ 102 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Một số cơ sở giáo dục thu hút đông lưu học sinh với số lượng lên tới hơn 1 nghìn người và đa dạng quốc tịch có thể kể đến: Đại học Quốc gia Hà Nội (74 quốc tịch); Đại học Quốc gia TPHCM (47 quốc tịch), Trường ĐH Hà Nội (44 quốc tịch), Đại học Huế (38 quốc tịch)… Không chỉ khối công lập, nhiều trường tư thục dần trở thành địa chỉ đến học tập của lưu học sinh, như ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Cửu Long, ĐH Kinh tế Tài chính TPHCM…

Không phải ngẫu nhiên Đề án Nâng cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2019 - 2025 của Thủ tướng Chính phủ đặt ra nhiệm vụ trọng tâm là quốc tế hóa giáo dục đại học và thu hút sinh viên quốc tế là một giải pháp quan trọng. Tuyển sinh sinh viên quốc tế, các trường không chỉ tăng thêm nguồn thu từ học phí, mà còn nâng cao tính đa dạng trong môi trường học thuật và nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Sinh viên quốc tế cũng mang lại màu sắc, văn hóa, tư tưởng mới, từ đó tăng cường hiểu biết toàn cầu, kích thích sự trao đổi và hội nhập quốc tế. Đặc biệt, hiện nay sự phát triển của kinh tế thế giới nghiêng về khu vực Đông Á, Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Cục diện này mở ra nhiều cơ hội việc làm cho du học sinh các nước khi chọn Việt Nam để học tập. Nhiều trường/ngành đại học ở Việt Nam đạt chuẩn kiểm định quốc tế, khu vực, thứ hạng cao trên các bảng xếp hạng quốc tế, nhưng học phí khá cạnh tranh…

Với thế và lực mới, tiềm năng để Việt Nam gia tăng lưu học sinh rất lớn. Nhưng, thu hút lưu học sinh không phải là câu chuyện của từng trường trong bài toán tăng thu, tăng điểm kiểm định chất lượng, mà còn là câu chuyện kinh tế, văn hóa, ngoại giao của quốc gia. Vì thế, bên cạnh sự nỗ lực tự thân của các nhà trường, rất cần rà soát và hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút, đào tạo, quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam.

Gần đây, Chính phủ đã giao Bộ GD&ĐT phối hợp với UBND TPHCM hoàn thiện Đề án xây dựng TPHCM thành trung tâm quốc tế về giáo dục và đào tạo thu hút sinh viên của khu vực và thế giới. Hy vọng tới đây, từ thực tiễn đẩy mạnh thu hút lưu học sinh ở thành phố này sẽ sớm hình thành cơ chế chính sách “xuất khẩu giáo dục” đủ mạnh, mang tầm quốc gia.

Tác giả bài viết: Gia Khánh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập585
  • Hôm nay47,544
  • Tháng hiện tại325,674
  • Tổng lượt truy cập51,681,633
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944