Thi Olympic quốc tế 2021: Những câu chuyện hậu trường thú vị

Thứ tư - 15/12/2021 10:48 218 0
GD&TĐ - Thành viên các đội tuyển học sinh Olympic quốc tế được biết đến như những nhân tài với trí thông minh “siêu đỉnh”. Song trong mắt thầy cô, các em vẫn là cô cậu học trò tinh nghịch, hồn nhiên đầy mơ mộng.
Thi Olympic quốc tế 2021: Những câu chuyện hậu trường thú vị

Rèn ý chí từ những giờ ôn luyện online

Theo các thầy cô huấn luyện, học sinh các đội tuyển đều có chung đặc điểm thông minh, chăm chỉ, ham học hỏi và có nỗ lực học tập rất cao. Các em không chỉ giỏi môn chuyên mà còn giỏi nhiều môn học khác cũng như rất toàn diện khi hầu hết đều tham gia sôi nổi các hoạt động ngoại khoá, dành đam mê cho thể thao, âm nhạc,…

Nhiều năm gắn bó với đội tuyển Olympic Hóa học quốc tế, PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà chia sẻ: Trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Việt Nam đã chuẩn bị chu đáo, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu phòng chống dịch bệnh và chuyên môn nghiêm ngặt của Ban Tổ chức, đạt được mục tiêu kép: Vừa phòng chống dịch bệnh an toàn, đảm bảo sức khỏe cho thí sinh dự thi vừa đáp ứng yêu cầu nghiêm túc, khách quan trong tổ chức thi.

“Cũng do dịch, hầu hết việc tập huấn phải thực hiện online nên thầy trò không thể tương tác nhiều được như mọi năm. Tuy nhiên, chúng tôi đã cùng nhau nỗ lực “gấp đôi”, tìm mọi cách để việc tập huấn được hiệu quả. Thầy và trò luôn linh hoạt thay đổi hình thức học tập cho phù hợp với tình hình mới.

Một khó khăn nữa là học sinh bị hạn chế cơ hội được làm thí nghiệm thực hành trực tiếp như mọi khi. Do vậy, thầy cô huấn luyện phải cố gắng đưa vấn đề thực hành vào bài lý thuyết cũng như tăng cường thực hành trong giai đoạn sau khi được học tập trực tiếp” - PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà kể.

Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) là đơn vị có nhiều học sinh giành huy chương Olympic quốc tế trong những năm qua. Theo chia sẻ của TS Lê Công Lợi, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội), thầy trò nhà trường luôn tự hào và nêu cao tinh thần trách nhiệm khi được kế thừa truyền thống của các khối chuyên Tổng hợp, cái nôi phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi các môn Toán, Tin học, Vật lý, Hóa học và Sinh học hàng đầu cả nước.

Cũng như các đơn vị khác, khi dịch Covid-19 bùng phát, công tác phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường không tránh khỏi những khó khăn. Ban giám hiệu và các thầy cô phụ trách đội tuyển xác định ngay công tác trọng tâm khi đối mặt với dịch Covid-19 là ổn định tư tưởng và tâm lý để các em không bị chi phối với những thông tin kỳ thi có thể bị hủy bất cứ lúc nào do dịch diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia.

Thi Olympic quốc tế 2021: Những câu chuyện hậu trường thú vị - Ảnh minh hoạ 2
Các thành viên đội tuyển Olympic Hoá học quốc tế năm 2021.

Nhật ký trong khu cách ly

Kỳ thi Olympic quốc tế 2021 diễn ra trong giai đoạn dịch Covid-19 căng thẳng trên phạm vi rộng, trong đó Hà Nội đang trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

“Xác định, ôn tập và thi trực tuyến là một thiệt thòi nên những ngày trước khi thi thầy cô cố gắng tạo tinh thần thoải mái nhất để các em thi tốt. Hàng ngày có thời gian biểu cụ thể cho các hoạt động ăn, ngủ, vui chơi. Các cô chủ yếu chăm sóc, động viên tinh thần, đôi khi giải đáp một số thắc mắc về chuyên ngành khi các em yêu cầu. Lúc rảnh rỗi, cô trò cùng nhau đàn hát, đánh bài,… nhằm tạo không khí gần gũi, thoải mái nhất cho các em” – cô Thuỷ cho hay.

Là người trực tiếp chăm sóc các học sinh đội tuyển Olympic Hoá học quốc tế năm 2021, PGS.TS Lương Thị Thu Thuỷ - Phó Trưởng khoa Hoá học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội kể về câu chuyện hậu trường thú vị trong những ngày cận kề kỳ thi quan trọng.

Theo quy định của Ban Tổ chức thi Olympic Hóa học quốc tế, học sinh đội tuyển phải cách ly tập trung 4 ngày trước giờ thi. PGS.TS Lương Thị Thu Thuỷ kể: Đoàn học sinh đội tuyển Olympic Hoá học quốc tế năm 2021 bắt đầu cách ly từ 4 giờ chiều ngày 25/7 đến trước trưa ngày 28/7/2021.

Đội tuyển gồm 4 học sinh: 3 bạn nam ở chung phòng, 1 bạn nữ ở phòng riêng, 2 cô chăm sóc ở 1 phòng, bảo vệ 1 phòng. Bảo vệ là người trực tiếp liên hệ với bên ngoài. Tất cả những người còn lại bị thu điện thoại và các thiết bị thu phát. Riêng máy tính được đội ngũ kỹ thuật công nghệ của trường xử lý để không thể sử dụng cho mục đích thu phát thông tin. Phòng ở của các học sinh có đầy đủ tiện nghi và có bàn học để ôn bài.

Là người tham gia hỗ trợ 3 đội tuyển tham dự kỳ thi quốc tế trong năm 2021 (Kỳ thi Olympic Vật lí châu Á - Thái Bình Dương (APhO) năm 2021; Kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế - IPhO 2021; Kỳ thi Olympic Hoá học quốc tế - IChO 2021), TS Đỗ Thị Kim Cương, Phó Trưởng phòng Hành chính đối ngoại, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội chia sẻ:

Học sinh các đội tuyển tập trung tham dự kỳ thi trực tuyến được tổ chức tại Hà Nội đúng thời gian Thủ đô thực hiện giãn cách xã hội vì Covid-19. Ngoài việc được các thầy cô quan tâm ăn ở, đảm bảo sức khoẻ, phương diện tinh thần cũng rất được quan tâm để động viên các em trong giai đoạn ôn thi nước rút.

Bình thường thi ở nước ngoài, sau thời gian thi, các em được tham quan, tham gia các hoạt động giao lưu văn hoá, văn nghệ với bạn bè quốc tế. Để bù đắp phần nào cho các em khi phải thi trực tuyến, thầy cô tổ chức các hoạt động: Xem phim, giao lưu văn nghệ trong thời gian chờ đợi kết quả từ Ban Tổ chức.

“Những bộ phim hợp lứa tuổi, mang tính giáo dục cao được các thầy cô tìm, chiếu trong hội trường lớn sức chứa hơn 200 ghế nhưng chỉ dành cho 7, 8 khán giả, gồm các thành viên đội tuyển, 1 cán bộ kỹ thuật và 2 giáo viên theo đội cùng xem” – TS Kim Cương kể.

Cùng đó, thầy cô linh hoạt tổ chức cho thành viên các đội tuyển giao lưu với học sinh Trường THPT chuyên Sư phạm, Trường THPT Nguyễn Tất Thành. Đây là cơ hội để học sinh các trường được trao đổi về kinh nghiệm, học hỏi phương pháp học tập của các thành viên đội tuyển cũng như phương pháp để học tốt, thi tốt trong điều kiện dịch bệnh,…

“Với những thành tích tuyệt vời mà các đội tuyển Olympic đã đạt được trong năm 2021, các em xứng đáng với những vinh danh và cờ hoa chào đón ngày mang vinh quang về cho Tổ quốc. Song vì đại dịch mà các em phải chịu những thiệt thòi, bố mẹ cũng không thể trực tiếp chúc mừng thành quả của con. Thậm chí, đội tuyển Olympic Vật lý quốc tế không thể tổ chức lễ bế mạc,… Dù đội tuyển nào, huy chương gì, các em vẫn là những cô cậu học trò đang tuổi ăn tuổi lớn. Hiểu được những điều này, thầy cô thay bố mẹ các em chăm sóc, động viên, thể hiện sự trân trọng và để các em thấy mình được vinh danh, chia sẻ niềm vui” - TS Đỗ Thị Kim Cương.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập875
  • Hôm nay33,379
  • Tháng hiện tại311,509
  • Tổng lượt truy cập51,667,468
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944