Thí sinh hãy chọn nguyện vọng phù hợp nhất với bản thân

Thứ sáu - 13/07/2018 19:28 628 0
GD&TĐ - Đó là lời khuyên của PGS.TS Trần Văn Tớp – Phó hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội - cho các thí sinh khi thay đổi đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng.
Thí sinh hãy chọn nguyện vọng phù hợp nhất với bản thân

* Bộ GD&ĐT đã công bố phổ điểm Kỳ thi THPT quốc gia 2018. Từng là chuyên gia tư vấn tuyển sinh đại học, cao đẳng; PGS có nhận xét gì về phổ điểm năm nay? Với phổ điểm này PGS dự đoán điểm xét tuyển của các trường đại học, cao đẳng sẽ thay đổi như thế nào?

So với năm ngoái, đề thi năm nay phân hóa tốt hơn nên điểm năm nay không cao bằng năm ngoái. Nhưng không vì thế mà chất lượng thí sinh kém hơn và càng không phải là các em không giỏi bằng năm ngoái.
 PGS.TS Trần Văn Tớp

- Phổ điểm năm có sự phân hóa rõ nét. Mặc dù phổ điểm nằm cơ bản ở điểm trung bình; nhưng những điểm cao từ 8 trở lên cũng khá phổ biến. Điều đó cho thấy, kỳ thi đã đạt được 2 mục đích là: xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng. Như vậy cơ hội xét tuyển cho các trường vẫn đảm bảo.

Xét riêng về phổ điểm của các tổ hợp xét tuyển, chẳng hạn tổ hợp A0, A1, thì điểm năm nay của từng môn thấp hơn điểm trung bình của những năm trước, dẫn đến phổ điểm của tổ hợp cộng lại thấp hơn vài ba điểm. Do đó, ngưỡng xét tuyển của một số trường có thể giảm, đơn cử như Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội có thể sẽ giảm từ 2 đến 2,5 điểm.

Nếu căn cứ vào điểm trúng tuyển và ngưỡng xét tuyển của các trường năm ngoái, thì thí sinh có thể sẽ băn khoăn. Ví dụ như năm ngoái một số ngành của Bách Khoa Hà Nội lấy 28 điểm mới đỗ, điển hình như ngành Công nghệ thông tin, nhưng năm nay ngành này có thể sẽ giảm 3 điểm.

Từ tình hình thực tế, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến đưa ra ngưỡng xét tuyển thấp hơn năm ngoái.

Theo tôi, với những thí sinh được 23 đến 24 điểm hoàn toàn có thể tin tưởng đăng ký vào các ngành nằm trong top cao của các trường đại học có uy tín.

* Hiện nay, các thí sinh đã biết điểm của mình và các em sẽ được thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng. Vậy PGS có lời khuyên gì cho các thí sinh?

- Thực ra cơ hội vào đại học của các em năm nay rất nhiều. Vấn đề là các em có chọn được đúng ngành nghề mong muốn hay không? Giờ muốn vào đại học thì dễ nhưng chọn được ngành nghề, trường học mình yêu thích hay không để sau này có cơ hội xin việc làm mới là quan trọng. Do đó các em cần cân nhắc thật kỹ.

Các em cần căn cứ vào điểm của mình, căn cứ vào điểm xét tuyển của những năm trước. Dự báo so với năm ngoái thì năm nay điểm chuẩn của các trường sẽ giảm khoảng 3 điểm.

Vì vậy, theo tôi, việc đầu tiên là các em phải dựa trên ngành nghề mà các em thích và sở trường của các em. Giả sử ngành mình thích nhưng điểm đầu vào lại cao mình không đủ điểm để vào. Lúc này các em sẽ phải cân đối giữa sở thích, nguyện vọng của mình với năng lực hiện có (tức là căn cứ vào số điểm thực tế của mình).

Thứ hai là phải căn cứ vào điểm và căn cứ vào tình hình xét tuyển của các trường. Hiện nay, thông tin về tuyển sinh của các trường khá là rõ ràng minh bạch; đặc biệt là công tác tư vấn tuyển sinh được các trường rất quan tâm, chú trọng.

Vì thế các em có thể tham khảo, nghiên cứu kỹ lưỡng. Sau đó mới xem xét thay đổi nguyện vọng hoặc đăng ký bổ sung. Tôi khuyên các em hãy chọn các nguyện vọng phù hợp nhất với bản thân.

Ví dụ: Các em thích ngành công nghệ thông tin, hiện nay có rất nhiều trường tốp cao đào tạo ngành này. Vì vậy các em có thể chọn ngành mình thích nhưng ở các trường khác nhau để đăng ký xét tuyển.

* Theo dự đoán của PGS, năm nay điểm đầu vào của các trường top đầu có thể giảm từ 2 đến 3 điểm so với năm ngoái. Điều này có khó khăn cho các trường top dưới trong công tác tuyển sinh hay không – thưa PGS?

- Những trường tốp dưới cũng không phải lo ngại về nguồn tuyển, vì năm nay Bộ không đưa ra “điểm sàn” xét tuyển. Hơn nữa, năm nay nguồn tuyển xác định khoảng 400 nghìn thí sinh nhưng không có nghĩa là các trường tốp trên hạ điểm vét hết thí sinh của các trường tốp dưới.

Trường tốp trên cũng chỉ tuyển một số lượng nhất định các thí sinh ở tốp trên và các trường tốp dưới vẫn sẽ tuyển được những thí sinh phù hợp. Bộ chỉ yêu cầu các trường không “vơ bèo vạt tép” và tuyển sinh bằng mọi giá.

Như vậy các em có thể chọn một trường các em yêu thích hay chọn một ngành các em yêu thích theo phổ điểm rất khác.

Xin cảm ơn PGS!

"Cả xã hội đều đánh giá kỳ thi năm nay thành công, nhất là khâu tổ chức. Nhiều người quan ngại, đề khó thì không phân hóa được học sinh. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh và với kết quả thi cùng với phổ điểm đã được Bộ GD&ĐT công bố cho thấy, điểm thi có sự phân hóa rõ nét. Điều đó càng khẳng định sự thành công của kỳ thi THPT quốc gia năm nay" PGS.TS Trần Văn Tớp.

Tác giả bài viết: Minh Phong (thực hiện)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:309

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập168
  • Hôm nay26,487
  • Tháng hiện tại284,773
  • Tổng lượt truy cập51,640,732
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944