Thống nhất khung chương trình đào tạo: Nâng giá trị bằng kỹ sư

Thứ năm - 02/07/2020 03:18 974 0
GD&TĐ - 7 trường ĐH kỹ thuật hàng đầu Việt Nam vừa ký kết thống nhất những nguyên tắc chung trong phát triển chương trình đào tạo kỹ sư, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
Thống nhất khung chương trình đào tạo: Nâng giá trị bằng kỹ sư

Chuẩn theo Khung trình độ quốc gia

Các trường: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Bách khoa (ĐHQG TPHCM), ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng), ĐH Xây dựng, ĐH Giao thông vận tải, ĐH Thủy lợi và ĐH Mỏ - Địa chất cùng ký kết thống nhất những nguyên tắc chung về chương trình đào tạo. Cụ thể, các chương trình đào tạo (CTĐT) kỹ sư sẽ được xây dựng theo hướng chuyên sâu nghề nghiệp với chuẩn chương trình về đầu vào, đầu ra và khối lượng kiến thức, bảo đảm tương đương với trình độ thạc sĩ và đạt 7 bậc theo Khung trình độ quốc gia. Với khối lượng kiến thức toàn khối tối thiểu là 180 tín chỉ và chất lượng đào tạo được chuẩn hóa, người học sau khi tốt nghiệp có thể học chuyển đổi kiến thức qua lại giữa văn bằng kỹ sư và thạc sĩ.

PGS.TS Đoàn Quang Vinh – Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) cho biết: "Nếu muốn lấy bằng kỹ sư, SV sẽ phải học đủ 180 tín chỉ, với thời gian khoảng từ 5 - 5,5 năm. Nếu lấy bằng cử nhân mất khoảng 3,5 - 4 năm. Chính vì vậy, các CTĐT sẽ được tổ chức theo hai mô hình: Đào tạo chương trình tích hợp cử nhân – kỹ sư cho cùng một ngành, cấp bằng cử nhân và kỹ sư cho người tốt nghiệp. Mô hình đào tạo 2 giai đoạn với 2 chương trình, tương ứng với hai trình độ cử nhân và kỹ sư cho cùng ngành đào tạo hoặc các ngành gần, cấp bằng cử nhân và kỹ sư sau khi kết thúc từng giai đoạn".

PGS.TS Hoàng Minh Sơn – Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết: "Thống nhất khung CTĐT kỹ sư của 7 trường ĐH kỹ thuật, SV sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong xây dựng lộ trình học tập. Với việc công nhận tín chỉ, SV có thể di chuyển giữa các trường sau khi hoàn thành chương trình đào tạo cử nhân. Điều này phù hợp với xu thế mới của giáo dục đại học đang dần chuyển sang giáo dục chia sẻ tài nguyên, học liệu, phí cho người học".

Cải tiến và nâng cấp chương trình đào tạo

Cùng với việc ký kết thống nhất những nguyên tắc chung trong phát triển chương trình đào tạo kỹ sư, 7 trường ĐH đào tạo kỹ thuật hàng đầu đồng thời xây dựng và công bố lộ trình thực hiện phù hợp với đặc thù của mỗi trường. Như Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) sẽ áp dụng cho khóa SV tuyển sinh năm 2020.

PGS.TS Mai Thanh Phong – Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TPHCM) cho hay: "Cải tiến và nâng cấp CTĐT là việc làm thường xuyên của các trường. Tuy nhiên, sự cải tiến lần này tương đối lớn và gần như không vướng mắc gì về mặt kỹ thuật. Đây chỉ là sự thống nhất về khung chương trình. Mỗi trường sẽ tự thiết kế chương trình đào tạo phù hợp với năng lực, đáp ứng điều kiện cơ sở vật chất, nguồn lực giảng viên trên cơ sở tham khảo góp ý của các doanh nghiệp".

Theo PGS.TS Đoàn Quang Vinh, từ năm học 2021 – 2020, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) tiếp tục cải tiến CTĐT sau ĐH theo hướng tích hợp và liên thông giữa các trình độ đào tạo cử nhân – kỹ sư/ thạc sĩ – tiến sĩ. Người học sau khi tốt nghiệp trình độ đại học (cử nhân) có thể học tiếp đào tạo chuyên sâu (kỹ sư) hoặc thạc sĩ (định hướng nghiên cứu); đồng thời có bằng tốt nghiệp kỹ sư có thể chuyển đổi để nhận bằng thạc sĩ hoặc ngược lại.

Theo Nghị định 99/2019 quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học năm 2018, các văn bằng chuyên sâu đặc thù, trong đó có bằng kỹ sư, cần có chương trình với khối lượng học tập từ 150 tín chỉ trở lên (đối với người đã tốt nghiệp THPT và tương đương) hoặc từ 130 tín chỉ trở lên (với người đã tốt nghiệp trình độ ĐH). Như vậy, bằng kỹ sư được xếp vào nhóm văn bằng chuyên sâu đặc thù; chương trình đào tạo kỹ sư nhiều hơn cử nhân ít nhất 30 tín chỉ.

Việc 7 trường ĐH đào tạo kỹ thuật hàng đầu Việt Nam thống nhất khung CTĐT kỹ sư, theo như đánh giá của PGS.TS Nguyễn Thu Thủy – quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) là sự tiên phong cho các trường khối kỹ thuật trong việc tiệm cận chuẩn mực quốc tế cũng như đặt những viên gạch đầu tiên góp phần xây dựng chuẩn chương trình chung phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

PGS.TS Hoàng Minh Sơn – Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội chia sẻ: Cùng là đào tạo kỹ sư nhưng có trường đào tạo 4,5 năm, trường mất 5 năm. Từ trước đến nay, bằng kỹ sư được coi là bằng tốt đại học, thế nhưng, kỹ sư của các nước châu Âu lại được xem là đào tạo sau đại học. Việc thống nhất chuẩn mực cho các chương trình đào tạo được xem như trả lại đúng giá trị cho tấm bằng kỹ sư. 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập252
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm251
  • Hôm nay26,487
  • Tháng hiện tại288,959
  • Tổng lượt truy cập51,644,918
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944