Thúc đẩy GD vùng đồng bào DTTS phát triển và hội nhập

Thứ ba - 14/08/2018 06:37 426 0
GD&TĐ - Ngày 13/8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các Phó Chủ tịch Quốc hội; Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành cả ngày để tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn hai nhóm vấn đề về dân sinh và an ninh trật tự, an toàn xã hội. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã đăng đàn trả lời chất vấn nội dung liên quan đến lĩnh vực GD-ĐT của vùng đồng bào DTTS.
Thúc đẩy GD vùng đồng bào DTTS phát triển và hội nhập

Đảm bảo đủ giáo viên theo cơ số

Trả lời câu hỏi chất vấn của thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình trạng dồn ghép các điểm trường một cách cơ học và công tác chuẩn bị về điều kiện cơ sở vật chất (CSVC), đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu của chương trình – sách giáo khoa (SGK) mới; Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định: Chính sách GD miền núi đã được Đảng và Nhà nước rất quan tâm; trong đó đã ưu tiên để xây dựng CSVC trường lớp, ưu tiên về đội ngũ giáo viên và các chính sách liên quan đến chế độ đối với giáo viên, HS…

Bộ trưởng cho biết, thực tế mà thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu đã và đang diễn ra ở nhiều địa phương. Bộ GD&ĐT tham mưu với Chính phủ và đã ban hành Nghị định số 06/2018/NĐ-CP “Quy định về chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non”. Đối với giáo viên cũng có nhiều chính sách ưu đãi, đơn cử như chính sách phụ cấp thu hút 70% đối với giáo viên dạy học ở vùng đặc biệt khó khăn, chính sách đối với giáo viên dạy tích hợp, liên môn được hỗ trợ trên 400.000 đồng/tháng… Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển GD miền núi thì cơ sở, trang thiết bị vẫn còn khó khăn.

Nhiều tỉnh miền núi như: Gia Lai, Hà Giang, Kon Tum..., tỷ lệ trường lớp kiên cố chưa được 50%, còn lại là bán tạm, nhiều trang thiết bị hầu như không có...

“Không chỉ với đồng bào DTTS mà đối với rất nhiều địa phương khi thay đổi chương trình từ tiếp cận kiến thức sang phát triển năng lực thì cần có sự đồng bộ về giáo viên và CSVC. Đây là vấn đề khó, chúng tôi cũng đang rà soát. Chúng tôi ghi nhận ý kiến này và tiếp tục hoàn thiện để khả thi hơn”.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ

Đối với dạy tiếng dân tộc, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, Bộ đã biên soạn 8 tiếng dân tộc cơ bản để giảng dạy, còn một số dân tộc rất ít người (dưới 1.000 người) Bộ đang tiếp tục nghiên cứu.

Theo Bộ trưởng, vừa qua, thực hiện Nghị quyết 18 và Nghị quyết 19 của Ban chấp hành Trung ương, một số địa phương có tình trạng dồn dịch các điểm trường một cách cơ học, dẫn đến tình trạng một số HS ở trường lớp có hiện tượng bỏ học. Vấn đề này Bộ GD&ĐT đã có ý kiến.

Chia sẻ về các giải pháp trong thời gian tới, Bộ trưởng cho biết, trước hết là về mạng lưới cơ sở trường lớp, Bộ GD&ĐT đã có hướng dẫn các địa phương, dù có tinh giản các đầu mối nhưng vẫn phải đảm bảo điều kiện dạy - học cho thầy và trò. Chính phủ đã có quyết định vẫn phải đảm bảo đủ giáo viên theo cơ số.

Thúc đẩy GD vùng đồng bào DTTS phát triển và hội nhập - Ảnh minh hoạ 2

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định: Chính sách GD miền núi luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội

Theo Bộ trưởng, hiện nay một số tỉnh giáo viên cho mầm non rất ít. Số giáo viên mầm non biên chế cho 1 lớp ở nhiều tỉnh rất khó khăn và trong 3 năm nay không có sự thay đổi, chẳng hạn như ở Gia Lai. Bộ GD&ĐT cũng đã làm việc với Bộ Nội vụ và xác định trong năm học tới phải kiên quyết bố trí đủ giáo viên để các lớp vận hành.

Liên quan đến chương trình, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay, hiện đã có chương trình song ngữ về tiếng Việt và tiếng dân tộc. Đồng thời Bộ kiến nghị Chính phủ cấp SGK cho vùng khó khăn. Hiện có chương trình GD địa phương, trong đó đặc biệt vấn đề dân tộc.

Nhìn nhận những vấn đề đại biểu nêu đã phản ánh đúng thực trạng của miền núi, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết: Bộ cũng đã có các giải pháp, gần đây nhất Bộ đã làm việc với Văn phòng Chính phủ để kiến nghị Chính phủ xem xét phê duyệt đề án kiên cố hóa trường lớp khi áp dụng chương trình, SGK mới. Đặc biệt nội dung chương trình này sẽ phục vụ cho vùng khó khăn. Dự án được đề nghị mấy năm nay, hiện các bộ ngành đang có ý kiến.

“Chúng tôi cũng xin được làm việc sâu thêm với Bộ Tài chính để đề án sớm được thông qua, để trường lớp được kiên cố, đảm bảo nước sạch vệ sinh cho các trường vùng khó” - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề xuất.

Khuyến khích HS DTTS hội nhập

Trả lời về vấn đề sáp nhập, xê dịch trường lớp làm ảnh hưởng đến học tập của HS, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trao đổi: Hiện nay do đặc điểm của vùng dân tộc ít người, các điểm lẻ phân bổ rải rác, định biên giáo viên/lớp và số lớp/trường rất ít. Bộ cũng đã có hướng dẫn các tỉnh dồn các điểm lẻ thành điểm chính và đảm bảo thuận lợi cho HS, đặc biệt là HS tiểu học được học gần nhà, tránh trường hợp dồn xa.

Đặc biệt chúng tôi khuyến khích các trường phổ thông dân tộc nội trú phát huy hiệu quả và theo hướng: Không chỉ HS nội trú dân tộc mà cả HS không phải dân tộc có thể sống chung trong ký túc xá, để các em có thể chia sẻ lẫn nhau.

Như vậy sự hội nhập giữa HS DTTS với các HS khác sẽ tốt hơn. Ngoài ra, Bộ cũng đang hướng dẫn các địa phương sắp xếp những trường bán trú và các điểm trường.

Về chính sách cử tuyển, theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, trong một thời gian, đặc biệt là những năm 2006, 2007 đến 2014 đã phát huy rất hiệu quả. Các địa phương “3 Tây” : Tây Bắc, Tây Nam Bộ và Tây Nguyên đã cử được những người rất tốt. Tuy nhiên gần đây, chính sách cử tuyển không phát huy hiệu quả. HS học xong không bố trí được việc làm.

Thúc đẩy GD vùng đồng bào DTTS phát triển và hội nhập - Ảnh minh hoạ 3
 Cơ sở vật chất trường lớp vùng đồng bào DTTS từng bước được đầu tư hiện đại

Theo Bộ trưởng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Chẳng hạn như: Việc cử người đi chưa trúng; chất lượng học cử tuyển của HS chưa cao; đặc biệt việc cử người đi học với việc sử dụng không khớp với nhau dẫn đến khi học xong, các em không có việc theo như kế hoạch…

“Do vậy, chúng tôi đã phối hợp với Ủy ban Dân tộc để rà soát lại nhằm tư vấn, tham mưu với Chính phủ, các địa phương. Quan điểm là phải cử những người thực sự gắn với nhu cầu đầu ra. Chúng tôi cũng nghiên cứu mô hình như trường phổ thông dân tộc nội trú Tây Bắc, có thể 3 - 4 tỉnh có trường thật tốt để tạo “hạt giống” cho các địa phương” - Bộ trưởng cho biết.

Về vấn đề xóa nạn mù chữ, CSVC trường lớp của vùng đồng bào DTTS, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, cách đây 8 năm, số lượng Bộ GD&ĐT thống kê có trên 90% người dân biết chữ. Cách đây 3 năm, khi khảo sát sơ bộ, tỷ lệ tái mù chữ có gia tăng. Bộ GD&ĐT đang rà soát lại để có giải pháp. Song song với đó, hiện Bộ cũng đang rà soát và tăng cường dạy tiếng Việt cho đồng bào và cho HS, nhất là đối với HS tiểu học. Bởi khi các em nói tốt tiếng Việt thì sẽ hạn chế được việc bỏ học và các em sẽ tiếp cận GD được tốt hơn.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng nêu rõ, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 755/QĐ- TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu GD vùng núi, vùng DTTS, vùng khó khăn giai đoạn 2016 - 2020. Trên cơ sở đó, Bộ GD&ĐT đã có tính toán để có chương trình hỗ trợ. Ngoài việc thiết kế 20% chương trình GD địa phương, Bộ cũng biên soạn tài liệu để phù hợp với các khu vực dân tộc.

Tác giả bài viết: Minh Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập636
  • Hôm nay20,354
  • Tháng hiện tại298,484
  • Tổng lượt truy cập51,654,443
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944