Thực hiện chương trình mới tại TPHCM: Vẫn “nóng” cơ sở vật chất

Thứ bảy - 13/03/2021 06:40 201 0
GD&TĐ - Bên cạnh hoạt động nghiên cứu, lựa chọn SGK lớp 2, các trường tiểu học tại TPHCM đồng thời rà soát về cơ sở vật chất, đội ngũ, dự kiến số học sinh lớp 1…
Thực hiện chương trình mới tại TPHCM: Vẫn “nóng” cơ sở vật chất

Lựa chọn SGK lớp 2 đúng quy trình

Thầy Lê Ngọc Phong, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Thái Bình (Quận 4) cho hay: Trường thông tin đầy đủ nội dung Thông tư 25 của Bộ GD&ĐT, kế hoạch của sở, tiêu chí chọn SGK của UBND TP ban hành… để các giáo viên nắm rõ quy trình. Công tác nghiên cứu, lựa chọn sách đã hoàn tất và báo cáo lên phòng GD&ĐT. Cũng theo thầy Phong, trường mới xây dựng nên cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu học 2 buổi/ngày cho toàn bộ học sinh khối lớp.

Trường Tiểu học Trần Quốc Toản (huyện Bình Chánh) cũng hoàn tất việc đề xuất lựa chọn SGK lớp 2. Thầy Nguyễn Văn Nguyện, Hiệu trưởng nhà trường cho hay: Các quy trình đều tuân thủ theo hướng dẫn của Bộ, ngành GD-ĐT TP một cách công khai, minh bạch.

Tại quận Tân Phú, các trường gần như hoàn tất việc đề xuất lựa chọn SGK lớp 2. Về hình thức giáo viên có thể nghiên cứu trực tiếp và bản online các SGK đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt. Giáo viên theo từng tổ bộ môn nghiên cứu, đưa ra ý kiến và bỏ phiếu kín đề xuất lựa chọn SGK lớp 2 theo tổ. Sau khi hoàn tất, các tổ sẽ báo cáo trong cuộc họp của nhà trường gồm ban giám hiệu, các tổ trưởng chuyên môn, đại diện cha mẹ học sinh để thảo luận, đánh giá SGK. Việc lựa chọn SGK bảo đảm tính kế thừa, dựa trên những thuận lợi của việc dạy học thời gian qua ở lớp 1. 

Thực hiện chương trình mới tại TPHCM: Vẫn “nóng” cơ sở vật chất - Ảnh minh hoạ 2
Giáo viên nghiên cứu, lựa chọn SGK tại cơ sở giáo dục tiểu học năm 2020. Ảnh minh họa: P.Nga 

Rà soát các điều kiện thực hiện chương trình mới

Là địa bàn có dân nhập cư đông, tỷ lệ học sinh hằng năm tăng nhanh nên so với mặt bằng chung của TP, học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày còn thấp. Tuy nhiên, theo ông Trần Trọng Khiêm - Phó Trưởng phòng GD&ĐT quận Tân Phú, quận đã có giải pháp cụ thể, bền vững. Theo lộ trình, hằng năm có thêm trường, thêm khối lớp được học 2 buổi/ngày. Song song với đó, trường chưa có điều kiện dạy học 2 buổi/ngày sẽ linh hoạt thực hiện dạy học 6 buổi/tuần.

Quận 12 là địa phương gặp khó khăn khi triển khai Chương trình GDPT 2018 do áp lực dân số tăng nhanh, kéo theo số học sinh tăng cao. Năm học 2020 - 2021, quận có khoảng 11.800 học sinh lớp 1, trong đó chỉ có gần 39% học sinh được học 2 buổi/ngày. Các khối lớp còn lại của cấp tiểu học, tỷ lệ học 2 buổi/ngày thấp hơn so với lớp 1.

Ông Khưu Mạnh Hùng, Trưởng phòng GD&ĐT Quận 12 chia sẻ: Năm học tới, Quận 12 không có trường tiểu học mới nào được đưa vào sử dụng, trong khi đó sẽ tiếp tục ưu tiên phòng học cho học sinh khối lớp 2 để giữ tỷ lệ khoảng 39% học sinh được học 2 buổi/ngày. Vì thế, học sinh lớp 1 năm học 2021 - 2022 được học 2 buổi/ngày dự báo có tỷ lệ thấp hơn năm học 2020 - 2021. Quận vẫn giữ phương án học 6 buổi/tuần để đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018.

Nhằm tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện Chương trình GDPT 2018, Sở GD&ĐT kiến nghị UBND TPHCM chỉ đạo thành phố Thủ Đức và các quận, huyện phải thực hiện chỉ tiêu 300 phòng học/1 vạn dân trong độ tuổi đi học với lộ trình và các giải pháp cụ thể. Đồng thời cần thực hiện quy hoạch mạng lưới trường lớp song song với quy hoạch dân cư, phát triển kinh tế - xã hội. Đây là giải pháp nền tảng để 100% học sinh theo Chương trình GDPT 2018 được học 2 buổi/ngày và giải quyết tình trạng thiếu lớp, trường vẫn  diễn ra cục bộ tại một số địa phương.

Đặc biệt, Sở cũng kiến nghị UBND TP chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện đăng ký biến động sử dụng đất. Địa phương nêu rõ ý kiến về “phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở GD của địa phương” khi các nhà đầu tư thực hiện thủ tục xin phép thành lập cơ sở giáo dục ngoài công lập. Các sở ngành liên quan hỗ trợ giải quyết khó khăn khi tuyển dụng giáo viên tiếng Anh, Tin học (cấp tiểu học) và yêu cầu các trường phổ thông đẩy mạnh môn năng khiếu nhạc, hoạ…

Nhằm giúp các đơn vị giải quyết tình trạng thiếu trường lớp khi thực hiện Chương trình GDPT 2018, đồng thời tiếp tục duy trì hình thức dạy học trên Internet cho học sinh, phòng đã xin ý kiến sở GD&ĐT về việc duy trì hình thức này với các trường tiểu học trên địa bàn quận từ giữa học kỳ II, năm học 2020 - 2021. - Ông Trần Trọng Khiêm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập811
  • Hôm nay30,367
  • Tháng hiện tại308,497
  • Tổng lượt truy cập51,664,456
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944