Xử phạt vi phạm hành chính trong GD: Bảo vệ danh dự, nhân phẩm của thầy và trò

Thứ bảy - 13/03/2021 06:40 568 0
GD&TĐ - Hành vi xúc phạm nhà giáo, HS, SV sẽ bị phạt tiền 5 - 10 triệu đồng theo quy định mới. Đây là cơ sở pháp lý để bảo vệ người dạy và người học, cũng là hành lang để thầy-trò nhìn vào có ứng xử phù hợp.
Xử phạt vi phạm hành chính trong GD:  Bảo vệ danh dự, nhân phẩm của thầy và trò

Hành lang pháp lý để bảo vệ thầy - trò

Theo cô Nguyễn Thị Minh Thịnh – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP Việt Trì, Phú Thọ), Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định rõ các mức phạt tiền về hành vi vi phạm quy định với nhà giáo và người học. Đây là những quy định rất quan trọng, cần thiết và kịp thời.

Cô Thịnh viện dẫn, tại Điều 26, 28 của Nghị định có quy định, phạt 5-10 triệu đồng nếu xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong cơ sở giáo dục; hoặc xúc phạm danh dự, nhân phẩm người học. Ngoài ra, Nghị định cũng quy định biện pháp buộc khắc phục hậu quả là xin lỗi công khai người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

“Tôi hoàn toàn ủng hộ Nghị định này. Danh dự, nhân phẩm của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ và là một trong những quyền về nhân thân. Bảo vệ nhân phẩm và danh dự của giáo viên cũng là tôn vinh nghề dạy học và truyền thống, đạo lý “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam ” – cô Thịnh bày tỏ.

Cô Thịnh cũng cho rằng: Về phía người học, các em cũng có quyền được tôn trọng, được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh để phát triển toàn diện, trở thành con người mới xã hội chủ nghĩa.

“Khi triển khai Nghị định 04/2021/NĐ-CP tới đội ngũ giáo viên trong nhà trường, tôi nhận thấy giáo viên đón nhận rất tích cực. Họ có thêm niềm tin và tự tin bởi mình được coi trọng và được bảo vệ bằng những quy định rõ ràng, cụ thể.

Ngoài ra, quy định này cũng giúp giáo viên tự điều chỉnh hành vi của mình, để có quy tắc ứng xử phù hợp với đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh và nhân dân, tránh xảy ra mâu thuẫn và xúc phạm lẫn nhau, mất sự tôn nghiêm trong môi trường sư phạm. Chúng tôi coi đây là một trong những hành lang pháp lý quan trọng cần thiết, nhân văn để bảo vệ cả người dạy và người học”- cô Thịnh nhấn mạnh.

Thầy Nông Ngọc Trọng – giáo viên Trường THPT An Mỹ (Thủ Dầu Một, Bình Dương) đồng tình với quy định phạt 5-10 triệu đồng nếu xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong cơ sở giáo dục; hoặc xúc phạm danh dự, nhân phẩm người học. Như vậy, cả người dạy và người học đều được pháp luật bảo vệ; góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn cho thầy – trò.

Xử phạt vi phạm hành chính trong GD:  Bảo vệ danh dự, nhân phẩm của thầy và trò - Ảnh minh hoạ 2
Nghị định 04/2021/NĐ-CP tiếp tục bồi đắp truyền thống “tôn sự trọng đạo” của dân tộc. Ảnh minh họa/internet

Xây dựng môi trường an toàn, hạnh phúc

Theo thầy Trọng, các quy định trên góp phần bảo vệ, giữ gìn “danh dự, nhân phẩm” cho người dạy và người học. Trên hết là giáo dục, tuyên truyền mỗi người dân phải sống và làm việc theo pháp luật. Qua đó cho thấy, “Thượng tôn pháp luật” được chú trọng trong mọi lĩnh vực, ngành nghề, mọi thành phần, mọi giới trong đó có người dạy và người học…

“Với người dạy, rất mừng vì ngày càng được bảo vệ nhiều hơn. Tuy nhiên, họ dễ có suy nghĩ không tích cực là: không trách mắng, không “đụng” tới học sinh, không mạnh dạn trong việc quản lý và giáo dục các em, cái gì cũng sợ phạm quy... hoặc không làm hết trách nhiệm cốt chỉ để "an toàn” – thầy Trọng băn khoăn, đồng thời đề xuất, cần có hướng dẫn cụ thể hơn để nhà trường, giáo viên, học sinh hiểu tường minh, thấu đáo về những quy định liên quan đến ứng xử sư phạm.

Thầy Trọng cho rằng: Cả người dạy và người học, phụ huynh cần nhận thức đúng về các quy định của Nghị định 04/2021/NĐ-CP. Nên xem văn bản này là những quy định giúp bảo vệ và ngăn ngừa những hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhà giáo và người học. Không nên chỉ tập trung vào yếu tố xử phạt, để rồi vì sợ mà giáo viên không làm hết vai trò, trách nhiệm của mình.

Giám đốc Sở GD&ĐT Bình Định Đào Đức Tuấn cho hay: Dù địa phương chưa xảy ra trường hợp nào như Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định; nhưng rõ ràng đây là những quy định quan trọng, hành lang pháp lý để bảo vệ giáo viên và học sinh. Giúp họ an tan tâm công tác và học tập. “Phòng bao giờ cũng hơn chống. Và nếu thực tiễn xảy ra tình huống cụ thể, đã có những quy định để xử phạt, từ nặng đến nhẹ. Chúng tôi sẽ triển khai Nghị định này đến 100% cơ sở giáo dục, đào tạo để giáo viên, học sinh và phụ huynh nắm được”- ông Tuấn nhấn mạnh.

TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng: Xét ở góc độ đạo lý, những quy định của Nghị định 04/2021/NĐ-CP tiếp tục bồi đắp truyền thống “tôn sự trọng đạo” của dân tộc. Đây không chỉ là cơ sở pháp lý để bảo vệ giáo viên và học sinh, mà còn góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, bình đẳng, tiến tới xây dựng Trường học hạnh phúc.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập825
  • Hôm nay29,540
  • Tháng hiện tại307,670
  • Tổng lượt truy cập51,663,629
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944