Tiếng Hàn, tiếng Đức là Ngoại ngữ 1: Rộng cơ hội chọn học ngoại ngữ

Thứ tư - 10/03/2021 17:29 233 0
GD&TĐ - Bộ GD&ĐT vừa quyết định môn tiếng Hàn, tiếng Đức được thí điểm là Ngoại ngữ 1 trong Chương trình GDPT sau thời gian thí điểm là ngoại ngữ thứ 2.
Tiếng Hàn, tiếng Đức là Ngoại ngữ 1: Rộng cơ hội chọn học ngoại ngữ

Nhiều nhìn nhận tích cực từ quyết định này bởi sẽ mở ra nhiều hơn cơ hội học tập, công việc, giao lưu văn hóa, hiểu biết liên quan tới 2 ngoại ngữ này.

Hào hứng đón nhận

Thực tế cho thấy tiếng Đức và Hàn ngày càng phổ biến và có tầm ảnh hưởng trên thế giới. Nếu như Tiếng Đức phổ biến nhất trong khối Liên minh Châu Âu EU, đồng thời được tiếp nhận như song ngữ tại các nước lân cận như Áo, Thụy Sĩ, Luxembourg và Leichtenstein… thì tiếng Hàn Quốc được khoảng 78 triệu người trên toàn thế giới sử dụng.

Tại Việt Nam, hợp tác, phát triển giao thương kinh tế, văn hóa giữa Việt Nam - Hàn Quốc, Việt Nam - Đức cũng ngày càng phát triển. Do đó nhu cầu học tập và nâng cao nguồn nhân lực biết tiếng Hàn, tiếng Đức của người Việt cũng tăng. Do vậy, quyết định đưa môn tiếng Hàn, tiếng Đức được thí điểm là Ngoại ngữ 1 trong Chương trình GDPT không chỉ được xã hội, doanh nghiệp kinh tế, văn hóa đồng tình mà GV, HS… cũng đón nhận đầy hào hứng.

Em Phạm Huyền Trang – HS Trường THPT Chuyên ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng: Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều hoạt động thương mại, văn hóa, học tiếng Hàn giúp cho HS có cơ hội tìm việc làm. Cùng đó, HS có thêm điều kiện tìm hiểu văn hóa Hàn Quốc và các cuộc thi liên quan đến tiếng Hàn...

Cô Phạm Thị Thanh Tú – GV tiếng Đức, Trường Chuyên ngữ chia sẻ: Cuộc thi về văn bằng ngoại ngữ tiếng Đức do Hội đồng Bộ trưởng văn hóa Liên bang Đức cấp (điều kiện thi khá cao) được tổ chức tại trường có số lượng HS đăng ký dự thi ngày càng đông. Điều đó cho thấy nhu cầu học và sở thích với tiếng Đức của HS tăng.

Mặt khác, HS tiếng Đức tại trường cũng được Thi tốt nghiệp THPT bằng môn Tiếng Đức; Tham gia kỳ thi HS giỏi tiếng Đức… giúp HS có nhiều ưu thế trong việc trúng tuyển vào các trường ĐH thuộc Trường ĐH Quốc gia Hà Nội.

“Tiếng Đức được thí điểm là Ngoại ngữ 1 trong Chương trình GDPT của Bộ GD&ĐT mang lại nhiều cơ hội và ưu thế cho HS nên tôi hoàn toàn ủng hộ…” – cô Phạm Thị Thanh Tú khẳng định.

Cô Nguyễn Hương Giang – GV tiếng Hàn – Trường THPT Chuyên ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội) cũng cho rằng: Khi tiếng Hàn được đào tạo, mở rộng tại bậc phổ thông, tương lai sẽ có một thế hệ HS thành thạo về ngôn ngữ, hiểu biết văn hóa, nguồn nhân lực tiếng Hàn sẽ dần bảo đảm về lượng và chất.

Bà Nhữ Thị Ngần – Tổng Giám đốc Công ty Du lịch Hà Nội (Ha Noi Tourism) - doanh nghiệp thường xuyên đưa khách du lịch đi tour Hàn Quốc bày tỏ: Chính sách của chính phủ Hàn Quốc cũng như các dòng đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều, không chỉ với ngành du lịch mà còn ở các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội khác.

Do đó, nhu cầu về nhân lực biết tiếng Hàn ngày càng cao, số người thích học, tự học tiếng Hàn Quốc cũng tăng. Việc tuyển nhân sự tiếng Hàn có chất lượng vẫn cần thiết nhưng đôi khi thị trường lao động chưa đáp ứng được. Do đó, quyết định thí điểm tiếng Hàn là Ngoại ngữ 1 của Bộ GD&ĐT khá tích cực, mở thêm nhiều cơ hội giao thương giữa Việt Nam, Hàn Quốc, đặc biệt nâng cao và đáp ứng nguồn nhân lực trong tương lai. 

Tiếng Hàn, tiếng Đức là Ngoại ngữ 1: Rộng cơ hội chọn học ngoại ngữ - Ảnh minh hoạ 2
Trung tâm dạy tiếng Hàn đáp ứng nhu cầu học tập của các bạn trẻ. Ảnh: IT

Linh hoạt nội dung, chương trình

Cô Lại Thị Phương Thảo – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết: Trường THPT Chuyên ngữ giảng dạy tiếng Đức như ngoại ngữ 1 chính thức từ 2008, tiếng Hàn từ năm 2017.

HS thi tuyển đầu vào lớp chuyên Tiếng Đức, Hàn có thể bằng tiếng Đức, Hàn nhưng cũng có thể bằng tiếng Anh. Như vậy cơ hội cho HS học tiếng Đức, Hàn luôn rộng mở bởi không nhất thiết phải biết tiếng Đức, Hàn mới được thi.

Cùng đó trong thiết kế chương trình học nhà trường quan tâm và chú ý để phù hợp với đầu vào của HS với ngoại ngữ đó. Với trình độ thi vào bằng tiếng Anh sẽ thiết kế cho người bắt đầu học và chuẩn đầu ra đáp ứng theo yêu cầu trình độ B1; Với thí sinh thi đầu vào bằng tiếng Đức, Hàn, chương trình sẽ nâng cao hơn và chuẩn đầu ra là B3.

“Khi gia đình, bố mẹ và HS lựa chọn thi vào các lớp tiếng Hàn, Đức đều  có sự tìm hiểu, lựa chọn kĩ càng về đầu ra, mục đích. Số lượng HS thi và học 2 môn tiếng Đức, Hàn ngày càng đông, động lực học tập tốt hơn. Điều đó đáng mừng đặc biệt khi tiếng Đức, Hàn được thí điểm là ngoại ngữ 1…” - bà Lại Thị Phương Thảo cho biết.

Theo cô Ngô Thị Hồng Hà – Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn khối THCS &THPT hệ thống giáo dục M.V.LôMôNôXốp (Nam Từ Liêm – Hà Nội), trường dạy môn tiếng Đức là ngoại ngữ 2 với khối THCS 2 tiết/tuần, khối THPT tuần/3 tiết, mỗi khối có 1 lớp. Với lớp tiếng Đức, trường có quy định riêng như: HS đầu vào phải theo lớp tiếng Đức đến cùng; điểm môn ngoại ngữ 2 được tính như một môn học khác. Tuy vậy HS vẫn học tập hào hứng và quyết tâm. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập767
  • Hôm nay50,773
  • Tháng hiện tại328,903
  • Tổng lượt truy cập51,684,862
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944