Tự bồi dưỡng: Giáo viên tự thăng hạng cá nhân

Thứ năm - 11/03/2021 03:20 255 0
GD&TĐ - Tự học, tự bồi dưỡng không ngừng là sứ mệnh của nhà giáo, bởi chỉ có cập nhật kiến thức thường xuyên liên tục mới giúp giáo viên có kho kiến thức dồi dào, truyền cảm hứng và dẫn dắt học sinh sáng tạo.
Tự bồi dưỡng: Giáo viên tự thăng hạng cá nhân

Tự bồi dưỡng, đáp ứng yêu cầu mới

Đối với mọi ngành nghề, người lao động luôn cần có ý thức trau dồi và học hỏi cái hay, cái mới để hoàn thiện và phát triển. Với đặc thù của nghề giáo, mỗi người thầy cũng cần xác định, năng lực tự học của giáo viên là điều kiện quan trọng hàng đầu bảo đảm chất lượng dạy và học. Một nhà giáo có tinh thần tự học sẽ là tấm gương sáng, truyền cảm hứng và phát huy tiềm năng sáng tạo của học sinh.

Chuyên gia giáo dục toàn cầu Tô Thuỵ Diễm Quyên,  người có kinh nghiệm tập huấn cho giáo viên khắp mọi miền đất nước, chia sẻ rằng: Tôi nhận thấy giáo viên ta còn nhiều kiến thức và kỹ năng cần bồi dưỡng. Kể cả những giáo viên mới ra trường thì vẫn tồn tại tình trạng thiếu cập nhật về kiến thức và phương pháp. Đặc biệt là kỹ năng vận dụng các hiệu ứng tâm lý vào việc giáo dục học sinh. Các kỹ thuật dạy học thì chỉ chủ yếu về lý thuyết và sử dụng thì chưa hiệu quả.

“Giáo viên cần có khả năng tự học, tự bồi dưỡng và ý thức học tập suốt đời để cập nhật các kiến thức, phương pháp hiện đại vào giảng dạy. Chỉ khi giáo viên có động lực và năng lượng tốt mới truyền cảm hứng tích cực tới các học sinh và khiến quá trình học tập trở nên hứng thú, nhẹ nhàng, không bị áp lực. Việc tự bồi dưỡng và phát triển nghiệp vụ của nhà giáo quan trọng và hiệu quả hơn thụ động chờ được đào tạo bồi dưỡng.”, chuyên gia Tô Thuỵ Diễm Quyên nhấn mạnh.

Như vậy, để đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông mới, đòi hỏi giáo viên phải nắm vững kiến thức kỹ năng môn học, nắm vững phương pháp dạy học, dạy học phân hóa, dạy học tích hợp. Người giáo viên cũng phải đảm nhận nhiều chức năng hơn, trách nhiệm lựa chọn nội dung giáo dục nặng nề hơn. Bởi vậy, những kiến thức đã được đào tạo từ trường sư phạm chỉ là bước đệm và giáo viên cần tích luỹ, bồi đắp kiến thức mỗi ngày mới có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới.

Tự bồi dưỡng: Giáo viên tự thăng hạng cá nhân - Ảnh minh hoạ 2
Tự bồi dưỡng – nhu cầu tự thân của giáo viên. (Ảnh ETEP)

Tự bồi dưỡng để tự thăng hạng

Là giáo viên đang được thụ hưởng chương trình bồi dưỡng của Chương trình ETEP, thầy Phạm Văn Nam (dân tộc Mường), trường THCS Hạ Trung, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá chia sẻ: Cá nhân tôi luôn xác định phải tự học mỗi ngày. Hoạt động tự học bao gồm việc tự học, đọc tài liệu, học hỏi kinh nghiệm, phương pháp của đồng nghiệp để bổ sung kiến thức cho mình. Làm nghề giáo nói chung, nếu không có sự say mê trải nghiệm với tri thức thì không thể làm tốt vai trò của mình được.

Ngày nay, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, giáo viên khắp nơi có thể dễ dàng kết nối và chia sẻ kinh nghiệm. Đặc biệt, giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông trong cả nước đang được tham gia vào mô hình bồi dưỡng mới do Bộ GD&ĐT triển khai thuộc Chương trình ETEP với phương thức vừa trực tiếp, vừa trực tuyến. Tài liệu cho học trực tuyến khá đầy đủ. Những đợt tập huấn trực tiếp đã giúp giáo viên có thêm cơ hội tương tác với các chuyên gia để tháo gỡ vướng mắc ngay một cách cặn kẽ và hiệu quả nhất.

Tôi rất tâm đắc với bộ tài liệu tập huấn các mô đun nhằm thực hiện Chương trình GDPT mới. Các phương pháp chủ yếu là giảng giải, đàm thoại, dạy học hợp tác, làm việc nhóm, phương pháp giải quyết vấn đề, trò chơi. Trong đó, hiệu quả nhất là làm việc nhóm và phương pháp giải quyết vấn đề. Cùng với đó, các thầy cô giảng viên sư phạm am hiểu môn học, am hiểu Chương trình GDPT 2018 và am hiểu thực tiễn nhà trường,… đã tạo cho học viên không khí gần gũi, cởi mở và sẵn sàng nêu khúc mắc để được hướng dẫn.

Cô Lương Thị Vân, dân tộc Tày, giáo viên Trường THCS Vô Ngại, huyện Bình Liêu, Quảng Ninh nhận xét: “Nội dung tài liệu các mô đun bồi dưỡng trực tuyến phù hợp với đổi mới giáo dục phổ thông và  yêu cầu công việc cũng như nhu cầu phát triển năng lực, đóng góp hiệu quả vào việc nâng cao kết quả học tập của học sinh”.

Thầy Trần Vũ Định – môn KHTN (Hóa học), trường THCS Đắk Bu’k So – huyện Tuy Đức – Đắk Nông, người có 7 năm công tác và 2 năm là giáo viên cốt cán cho rằng, mỗi giáo viên cần không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn.

Theo thầy Trần Vũ Định: “Hiện, vấn đề tự học, tự nâng cao kiến thức trong đội ngũ giáo viên đã và đang được sự quan tâm, thúc đẩy, tạo điều kiện từ các nhà trường. Bên cạnh đó, nhận thức đúng đắn của mỗi giáo viên xung quanh vấn đề tự học tự nâng cấp tri thức cho bản cũng được cải thiện rõ rệt.

Chúng tôi coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục và tất yếu phải phải thực hiện việc tự bồi dưỡng cho bản thân. Bởi chúng tôi hiểu rằng, với những tri thức khoa học và phương pháp sư phạm được đào tạo trên ghế nhà trường thì không thể thỏa mãn và đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới thường xuyên trong giáo dục. Hơn thế, những yêu cầu của xã hội đặt ra cho giáo dục và đào tạo ngày càng lớn thì người giáo viên không thể chỉ đào tạo một lần là thỏa mãn mà phải thường xuyên nâng cao, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.”.

“Điểm ưu việt của mô hình bồi dưỡng giáo viên hiện nay do Bộ GD&ĐT triển khai theo Chương trình ETEP là kết hợp trực tiếp và trực tuyến. Mỗi giáo viên có thể tự bồi dưỡng tại quá trình làm việc, bồi dưỡng theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên.

Khi tự bồi dưỡng, thầy cô giáo được tiếp cận tài liệu gốc trên Hệ thống bồi dưỡng trực tuyến LMS. Bên cạnh đó, giáo viên được đội ngũ cốt cán và giảng viên sư phạm chủ chốt hỗ trợ thường xuyên, liên tục tại nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Hoạt động bồi dưỡng làm thay đổi nhận thức và thúc đẩy hoạt động tự bồi dưỡng thường xuyên của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý về phát triển nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT mới, đáp ứng chuẩn và đổi mới GD theo quy định của Bộ GD&ĐT.”- Chuyên gia GD toàn cầu Tô Thuỵ Diễm Quyên.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1436 | lượt tải:312

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1155 | lượt tải:302

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2464 | lượt tải:391

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2943 | lượt tải:490

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2257 | lượt tải:339

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1436 | lượt tải:312

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1155 | lượt tải:302

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2464 | lượt tải:391

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2943 | lượt tải:490

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2257 | lượt tải:339
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập38
  • Hôm nay4,725
  • Tháng hiện tại68,483
  • Tổng lượt truy cập51,919,966
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944