Ưu thế của chương trình học 9+
Phân luồng giáo dục là chính sách hàng đầu giúp học sinh có nhiều hơn một lựa chọn về con đường học vấn của mình. Nổi bật trong số này là mô hình học 9+ giúp các em tốt nghiệp bậc THCS hoặc THPT có cơ hội vừa học văn hóa và học nghề thay vì tiếp tục học lên cao theo con đường truyền thống.
Theo Luật Giáo dục nghề nghiệp, với mô hình học 9+, học sinh tốt nghiệp THCS có thể chọn học nghề trong thời gian ngắn để tham gia vào thị trường lao động. Ngoài ra, học sinh có thể tham gia học theo các mô hình 9+2, 9+3, 9+4, 9+5 để lấy được bằng trung cấp hoặc cao đẳng theo chương trình học. Từ đây, người học sẽ có cơ hội học tiếp lên cao.
Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, việc gia nhập sớm vào thị trường lao động ở độ tuổi 18 – 20 với chương trình học 9+ sẽ tạo điều kiện cho người lao động có thời giam làm quen với nghề lâu hơn để không ngừng trau dồi và phát triển kỹ năng nghề nghiệp. Con đường này cũng trở nên thuận tiện, bớt chông gai hơn đối với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Nên chọn học ngành gì?
Việc lựa chọn ngành học chủ yếu dựa vào sở thích, thiên hướng và sức nóng của nghề trong thị trường lao động. Đối với hai khối ngành: Kinh tế và Kỹ thuật công nghệ, nhiều học sinh thường lựa chọn những ngành nổi bật dưới đây để học theo các trình độ trung cấp hoặc cao đẳng:
Công nghệ thông tin
Có thể thấy, công nghệ thông tin chính là “miền đất hứa” cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường. Đây là ngành học hàng đầu trong thời đại số. Hiểu theo cách thông thường, công nghệ thông tin là ngành học về máy tính và phần mềm máy tính nhằm mục đính chuyển đổi, xử lý, lưu trữ thông tin.
Theo định hướng quy hoạch nguồn nhân lực quốc gia, Bộ Thông tin – Truyền thông cho biết đến năm 2020, nước ta cần khoảng 1 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau liên quan đến việc ứng dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống tại các doanh nghiệp, trường học, bệnh viện… Nhiều người còn có thể làm việc tự do để có điều kiện tiếp tục học lên những bậc cao hơn.
Đội ngũ tư vấn tuyển sinh thân thiện, giàu chuyên môn của Trường Cao đẳng Vạn Xuân |
Kế toán
Kế toán luôn là ngành nghề chưa bao giờ giảm sức hút đối với sinh viên khối ngành kinh tế.
Bà Nguyễn Thị Diệu Anh – Hiệu trưởng trường Cao đẳng Vạn Xuân (TP.HCM) cho biết: “Chỉ với thời gian học 2 năm, sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán có thể có nhiều việc làm với các vị trí kế toán viên, kế toán tổng hợp, kế toán trưởng (điều kiện cần bổ sung thêm chứng chỉ kế toán trưởng), cán bộ kế toán, tài chính trong các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ…”.Chương trình học nghề kế toán tại các trường Cao đẳng sẽ trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể làm việc ngay sau khi ra trường, nhằm cung ứng nguồn nhân lực nhanh chóng cho thị trường lao động.
Quản trị nhà hàng khách sạn
Dịch vụ hiện nay được xem là “ngành công nghiệp không khói” mang lại nhiều lợi nhuận cho các nước đang phát triển. Ở lĩnh vực này, quản trị nhà hàng khách sạn chính là lựa chọn của nhiều học sinh khi theo học nghề tại các trường cao đẳng.
Ngành quản trị nhà hàng khách sạn trang bị cho sinh viên các kiến thứ chuyên ngành đầy đủ về nhà hàng, khách sạn như nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ lưu trú, nghiệp vụ tổ chức sự kiện… Đối với ngành học này, sinh viên có thể xin thực tập, làm việc ngay trong quá trình theo học để hoàn thiện kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cần có trong tương lai.
Báo cáo thống kê của một trang tìm kiếm việc làm uy tín ở nước ta cho thấy, Quản lý Khách sạn và Dịch vụ du lịch hiện đang là ngành “hot” đứng ở vị trí thứ tư. Mức lương hàng tháng cho người lao động ở vị trí trung bình khá (từ 17 triệu trở lên).
Học sinh có thể dựa vào nhiều yếu tố khác nhau để lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân. Mục đích cuối cùng vẫn là có thể sống với nghề sau 2 năm theo học ở bậc cao đẳng.