Trường học chủ động phương án "về đích"

Thứ hai - 18/04/2022 01:21 159 0
GD&TĐ - Chỉ hơn 1 tháng nữa các trường tiểu học sẽ hoàn thành nội dung, chương trình năm học. Tuy nhiên tại nhiều địa phương dịch bệnh vẫn phức tạp, học sinh đang học trực tuyến hoặc song song hai hình thức.
Trường học chủ động phương án "về đích"

Điều đó đồng nghĩa các phương án kết thúc năm học phải được nhà trường, giáo viên chuẩn bị sẵn sàng. 

Kết thúc năm học theo nhiều tình huống

Cô Lê Thị Tuyết Lan - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Xuân Phương (Nam Từ Liêm, Hà Nội) - cho biết: Học sinh học nội dung kiến thức tuần 27 với hình thức trực tuyến. Như vậy còn hơn 1 tháng nữa sẽ kết thúc nội dung chương trình và bước vào kiểm tra cuối kỳ. Kiểm tra theo hình thức trực tuyến hay trực tiếp phụ thuộc vào việc học sinh trở lại trường hay tiếp tục học tại nhà. Tuy nhiên, nhà trường xác định dù kết thúc năm học với hình thức nào cũng sẵn sàng.

Theo cô Lan, nếu thi trực tuyến, cả giáo viên và học sinh đều làm quen từ năm ngoái. Trải qua gần hết năm học trực tuyến nên tâm lý, việc học và kiểm tra càng ổn định hơn, kiểm tra cuối năm không bỡ ngỡ. Song trường hợp học sinh trở lại trường học và kiểm tra trực tiếp dù trước kỳ thi 2 tuần đến 1 tháng cũng không xáo trộn. Giáo viên chỉ cần mất 1 tuần để giúp học sinh quen nền nếp, “dặm” lại kiến thức, ổn định tâm lý.

Tuy nhiên, cô Lan cũng cho rằng: Nếu học sinh trở lại trường chỉ để kiểm tra trực tiếp khi dịch bệnh chưa ổn định thì không nhất thiết. Việc kiểm tra trực tuyến dù không hiệu quả như trực tiếp nhưng cũng phản ánh cơ bản kiến thức của học sinh...

Học sinh Trường Tiểu học Thanh Mỹ (Sơn Tây, Hà Nội) đã trở về học trực tuyến bởi dịch bệnh bùng phát. Theo cô Khuất Thị Nga - Hiệu trưởng nhà trường, nếu năm nay kết thúc năm học và kiểm tra cuối học kỳ theo hình thức trực tuyến thì nhà trường đã làm quen và triển khai tốt. “Trải qua gần 2 học kỳ   học trực tuyến, hầu hết gia đình đã trang bị thiết bị học tập cho trẻ. Với học sinh khó khăn cũng nhận được sự hỗ trợ của nhà trường, đơn vị và từ Chương trình Sóng và máy tính cho em. Thời điểm này, 100% học sinh đã có đủ thiết bị để học và kiểm tra trực tuyến”, cô Nga thông tin.

Tại Trường Tiểu học Ninh Mỹ (Hoa Lư, Ninh Bình), học sinh chuyển sang học trực tuyến nhưng chỉ có khoảng 60% có thiết bị học trực tuyến, nhiều lớp chỉ 2/3 số học sinh học trực tuyến. Số còn lại giáo viên vẫn giao bài qua Zalo để phụ huynh in và cho trẻ học và ôn tập.

Cô Đỗ Thị Mỹ - Hiệu trưởng nhà trường - chia sẻ: Ngày 28/3 học sinh tiểu học trở lại học trực tiếp. Nếu không có gì thay đổi, trường sẽ đẩy nhanh tiến độ dạy học các môn cơ bản và cho học sinh kiểm tra kiến thức đã học. Các môn có thể giao bài và ôn tập tại nhà sẽ triển khai sau khi kiểm tra và kết thúc năm học.

Trường hợp dịch vẫn phức tạp, học sinh không thể trở lại trường học trực tiếp và kiểm tra cuối kỳ, trường đề xuất ít nhất 2 phương án để tiến hành kiểm tra cuối kỳ. Phương án một, với học sinh có thiết bị học tập vẫn có thể kiểm tra trực tuyến, học sinh không có thiết bị sẽ tổ chức kiểm tra trực tiếp tại trường.

Phương án 2, đề xuất phòng GD&ĐT cho kiểm tra trực tiếp hoàn toàn tại trường, chia khối lớp theo thời gian và nhóm nhỏ khác nhau để bảo đảm không tập trung quá đông. Trước khi tới trường làm bài kiểm tra, gia đình theo dõi và thực hiện test nhanh cho học sinh tại nhà. Nhà trường chuẩn bị sẵn sàng phòng học đủ điều kiện vệ sinh, phòng dịch…

“Với đặc thù riêng nên trường phải thực hiện linh hoạt kiểm tra cuối kỳ cho học sinh. Dù hình thức nào cũng cố gắng khắc phục để việc kiểm tra cuối kỳ diễn ra đúng tiến độ và kết thúc năm học theo kế hoạch…”, cô Mỹ trao đổi.

Trường học chủ động phương án
Học sinh Trường Tiểu học Thanh Mỹ (Sơn Tây, Hà Nội) sẵn sàng kết thúc năm học trong trực tuyến. Ảnh: NTCC

Gỡ khó cho giai đoạn nước rút

Khẳng định nếu kiểm tra trực tuyến trường phải “tháo gỡ” một số vấn khó khăn, theo cô Khuất Thị Nga, trước hết, cùng phối hợp với phụ huynh để nhắc nhở học sinh sát sao việc học trước khi bước vào kiểm tra cuối năm.

Với học sinh có hoàn cảnh đặc biệt (bố mẹ đi vắng ở với ông bà) giáo viên phải liên hệ trước với người thân (cô, bác…) để hỗ trợ học sinh trong quá trình kiểm tra (cho mượn thiết bị, chụp lại bài thi và gửi hình ảnh cho giáo viên, điều chỉnh máy móc trong quá trình học sinh kiểm tra…).

“Đã bước sang năm thứ 2 học và kiểm tra trực tuyến nên các gia đình, giáo viên và học sinh cơ bản quen với việc ứng phó, hỗ trợ các em. Do đó, việc kết thúc năm học với hình thức trực tuyến sẽ thuận lợi và không khó khăn như năm đầu. Tiến độ năm học sẽ được bảo đảm…”, cô Nga khẳng định.

Thầy Phạm Văn Tường - Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học xã Mậu Long (Hà Giang) - cho hay: Do học sinh phải nghỉ phòng, chống dịch thành nhiều đợt với tổng thời gian khoảng 2 tháng. Nhiều em không có điều kiện học tập trực tuyến nên chương trình dạy học mới ở tuần 21. Dự kiến nếu dịch bệnh ổn định, học sinh không phải nghỉ học thì việc kết thúc chương trình và kiểm tra cuối kỳ vào cuối tháng 5. Nếu tiếp tục phải nghỉ có thể kéo dài tới tháng 6, tháng 7.

“Do dạy học và kiểm tra cuối kỳ chỉ có phương án duy nhất là trực tiếp nên khi nào chương trình kiến thức cơ bản kết thúc mới tiến hành kiểm tra cuối kỳ. Và tinh thần chung là dạy đủ kiến thức, chương trình. Việc kết thúc năm học có thể kéo dài nhưng giáo viên phải sẵn sàng tâm thế “không có hè” để bảo đảm hoàn thành kiến thức cho học sinh đủ điều kiện kiểm tra cuối kỳ và lên lớp…”, thầy Tường trao đổi.

Việc kiểm tra kết thúc năm học trực tuyến được giáo viên xác định tâm thế, chuẩn bị và chủ động tháo gỡ khó khăn bảo đảm phản ánh đúng chất lượng dạy và học. Cô Nguyễn Thị Tuyết Minh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đông Thái (Tây Hồ, Hà Nội) - cho rằng: Kiểm tra đánh giá cuối năm theo hình thức trực tiếp hay trực tuyến cũng không đáng lo ngại, hoặc quá quan trọng. Bởi học sinh tiểu học được đánh giá thường xuyên trong suốt năm học, kiểm tra cuối kỳ là điều kiện cần và đủ để kết thúc năm học và học sinh lên lớp.

Tác giả bài viết: Đức Trí

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1143 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2930 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập552
  • Hôm nay75,506
  • Tháng hiện tại353,636
  • Tổng lượt truy cập51,709,595
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944