Trường sư phạm phải chú ý hơn đến GD đạo đức cho sinh viên

Thứ bảy - 08/12/2018 18:57 420 0
GD&TĐ - Xung quanh việc cho học sinh tát bạn của cô giáo ở Quảng Bình và Hà Nội, PGS.TS Vũ Trọng Rỹ – Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam khẳng định, cách xử lý như vậy là không thể chấp nhận được. Ông cũng bày tỏ thông cảm về những áp lực mà giáo viên đang phải đối diện; đồng thời có những chia sẻ, đề xuất nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng sư phạm cho đội ngũ nhà giáo.
Trường sư phạm phải chú ý hơn đến GD đạo đức cho sinh viên

Thiếu tình yêu, thiếu cả kỹ năng

- Thưa ông, thời gian qua, có một số vụ việc liên quan đến hành vi xử phạt học sinh của giáo viên như cô giáo ở Quảng Bình đã cho học sinh tát bạn 230 cái. Mới đây nhất, cô giáo ở Trường Tiểu học Quang Trung (Đống Đa, Hà Nội) cũng cho học sinh tát bạn. Ông có ý kiến như thế nào về cách xử phạt học sinh của cô giáo? Đó có phải là biểu hiện của việc thiếu kỹ năng sư phạm?

Tôi thấy, đã là giáo viên thì không thể xử lý như vậy được. Tôi không thể hiểu tại sao họ lại có thể hành xử như vậy. Rõ ràng, những giáo viên này đang thiếu cả kỹ năng sư phạm và thiếu cả lòng nhân ái, yêu thương học trò. Tôi nghĩ ở đây có liên quan đến đạo đức nhà giáo và văn hóa ứng xử trong nhà trường.

- Theo ông, nguyên nhân dẫn đến hành vi ứng xử thiếu chuẩn mực của nhà giáo như hai cô giáo nêu trên có phải do áp lực công việc và bệnh thành tích?

Tôi nghĩ ít nhiều là có, trong đó có biểu hiện của bệnh thành tích. Tôi cũng tham gia nghiên cứu đề tài về biểu hiện bệnh thành tích trong nhà trường. Qua nghiên cứu cho thấy, bệnh thành tích của các trường, các địa phương rất nặng. Trường hợp của cô giáo ở Quảng Bình hay ở Hà Nội và cách xử lý của Ban giám hiệu nhà trường cũng là một trong những biểu hiện rất rõ về bệnh thành tích. Vì sợ mất danh hiệu trường chuẩn quốc gia cho nên họ tìm mọi cách để bưng bít thông tin.

- Có người còn nói, giáo viên đang ngộ nhận về quyền uy của mình. Vậy ý kiến của ông như thế nào?

Theo tôi, không phải họ nghĩ như thế và phần lớn giáo viên không bao giờ nghĩ như vậy. Bởi vì họ được giáo dục trong nhà trường tương đối cẩn thận và họ cũng đều hiểu biết về vị trí, vai trò của mình.

Tuy nhiên, vấn đề họ có hành động theo đúng những nhận thức hay không lại là chuyện khác. Điều này phụ thuộc vào quá trình rèn luyện của mỗi giáo viên, mà trên hết là đạo đức, tình cảm, lòng yêu thương đối với học trò. Tôi tin giáo viên không ngộ nhận về quyền uy của mình như một số người đã nghĩ.

Trường sư phạm phải chú ý hơn đến GD đạo đức cho sinh viên - Ảnh minh hoạ 2
  • Mỗi giáo viên phải được trang bị và tự trang bị kỹ năng sư phạm cần thiết khi xử lý các tình huống trong nhà trường. Ảnh minh họa

Cần thay đổi cơ chế tuyển dụng giáo viên

- Từ câu chuyện về xử lý học trò không đúng chuẩn mực của cô giáo ở Quảng Bình hay ở Hà Nội, nhiều người nghĩ đến việc tuyển dụng giáo viên đang có vấn đề. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

Tôi được biết, hiện nay việc tuyển dụng giáo viên vẫn là do ngành Nội vụ chủ trì. Tôi vừa đi khảo sát theo một đề tài của Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam về thực hiện quyền tự chủ trong nhà trường phổ thông. Chúng tôi đi 15 trường học ở 5 tỉnh, thành phố là: Hà Nội, Hải Dương, Nghệ An, TP Hồ Chí Minh và Đồng Tháp. Qua khảo sát đều cho thấy, tất cả các trường đều không có quyền tự chủ trong nhân sự.

Mặc dù, Điều 58 của Luật Giáo dục 2005 có nêu, nhà trường có quyền tuyển dụng, quản lý nhà giáo, cán bộ, nhân viên; tham gia vào quá trình điều động của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền đối với nhà giáo, cán bộ, nhân viên. Nhưng thực tế, các trường không được thực hiện quyền ấy mà do các cơ quan khác đảm nhiệm.

Cho nên đối với việc tuyển dụng giáo viên đừng đổ lỗi cho nhà trường và ngành Giáo dục, vì họ không được tuyển người. Tôi nghĩ, Bộ Nội vụ phải chịu trách nhiệm về việc này.

- Ông có kiến nghị, đề xuất giải pháp gì để các vụ việc nêu trên không còn tái diễn?

Chúng ta đã có những hình phạt như: Kỷ luật, sa thải giáo viên nếu vi phạm đạo đức nhà giáo và vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, đó cũng không phải là giải pháp căn cơ để chấm dứt tình trạng này.

Trường sư phạm phải chú ý hơn đến GD đạo đức cho sinh viên - Ảnh minh hoạ 3

Tôi rất tâm đắc với một đại biểu quốc tế khi phát biểu rằng, phải tăng lương cho giáo viên để xứng đáng với công việc của họ. Hội nghị Trung ương 2 khóa VIII của Đảng đã nêu, giáo dục là quốc sách hàng đầu và lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm chế độ phụ cấp tuỳ theo tính chất công việc, theo vùng do Chính phủ quy định. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn chưa thực hiện được điều này.

 
PGS.TS Vũ Trọng Rỹ

Theo tôi, về lâu dài, trường sư phạm - nơi đào tạo giáo viên phải chú ý hơn đến việc giáo dục đạo đức cho sinh viên, những người sau khi ra trường sẽ trở thành nhà giáo. Ngoài ra, việc tuyển chọn giáo viên vào giảng dạy ở trong các nhà trường phải chú ý nhiều hơn đến phẩm chất, đạo đức và năng lực sư phạm.

- Vừa tham gia Hội thảo quốc tế về nâng cao chất lượng của đội ngũ nhà giáo, có những suy nghĩ gì về chất lượng nhà giáo hiện nay?

Trước năm 2010 và 2013, tôi có tham gia đề tài nghiên cứu khoa học do bà Nguyễn Thị Bình - nguyên Phó Chủ tịch nước chủ trì. Đề tài lúc ấy là “Nghiên cứu các biện pháp cải cách công tác đào tạo giáo viên phổ thông”.

Tôi chịu trách nhiệm đi khảo sát thực trạng lao động của giáo viên. Trong quá trình làm việc tôi thấy, giáo viên lao động rất cực nhọc. Khi tôi đặt câu hỏi: Nếu như được chuyển sang nghề khác thì thầy/cô thấy thế nào? Kết quả, có đến 50% số giáo viên được hỏi trả lời rằng, họ không làm nghề giáo nữa. Hỏi vì sao, họ đều đưa ra hai lý do: Một là rất vất vả; hai là chịu áp lực từ nhiều phía như: Từ học sinh, phụ huynh, từ cán bộ quản lý nhà trường và quản lý cấp trên, từ phía xã hội... Giáo viên vẫn đang phải chịu nhiều áp lực như thế. Tuy nhiên còn có thêm áp lực là từ các phương tiện thông tin đại chúng, từ mạng xã hội.

Đội ngũ nhà giáo hiện nay khoảng trên, dưới 1 triệu thầy, cô. Nếu chỉ khai thác vào những mặt yếu, những “hạt sạn” như hai trường hợp giáo viên nêu trên thì sẽ không công bằng cho đội ngũ nhà giáo nói riêng và ngành Giáo dục nói chung.

Trên thực tế, còn có biết bao nhiêu tấm gương nhà giáo tốt, những việc làm tốt của ngành Giáo dục mà báo chí và mạng xã hội cần quan tâm, khai thác để phản ánh và nhân rộng nhằm tạo sức lan tỏa trong xã hội. Cho nên tôi rất chia sẻ với ngành Giáo dục vì phải chịu quá nhiều áp lực từ dư luận xã hội.

- Xin cảm ơn ông!

Tác giả bài viết: Minh Phong (ghi)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,016
  • Hôm nay32,804
  • Tháng hiện tại310,934
  • Tổng lượt truy cập51,666,893
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944