Khung trình độ quốc gia và những vấn đề đặt ra

Thứ bảy - 08/12/2018 04:50 771 0
GD&TĐ - Khung trình độ quốc gia Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 10/2016 bao gồm 8 bậc: Sơ cấp (ba bậc), trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sỹ và tiến sỹ. Việc phê duyệt Khung trình độ quốc gia là một dấu mốc quan trọng để tham chiếu bằng cấp của Việt Nam với các quốc gia ASEAN thông qua khung tham chiếu trình độ (AQRF), tăng cường hội nhập trong lĩnh vực nhân lực chất lượng cao.
Khung trình độ quốc gia và những vấn đề đặt ra

Tiến sĩ Nguyễn Quang Việt (Viện Phát triển Giáo dục và Văn hóa Việt Nam) - Trưởng nhóm nghiên cứu giải pháp triển khai Khung trình độ quốc gia Việt Nam, cùng các cộng sự đã có những nghiên cứu để hiện thực hóa các nội dung trên.

Ý nghĩa quan trọng

- Giáo dục Việt Nam đang trên đà hội nhập mạnh mẽ; Khung trình độ quốc gia Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Quan điểm của ông như thế nào về các nội dung Khung trình độ quốc gia Việt Nam?

Tiến sĩ Nguyễn Quang Việt: Cho đến nay, Khung trình độ quốc gia Việt Nam chưa được đề cập trong bất cứ văn bản luật liên quan nào của Việt Nam là Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học và Luật Giáo dục nghề nghiệp ngoài 2 văn bản Chiến lược Phát triển Giáo dục 2011 - 2020 và Chiến lược Phát triển Dạy nghề 2011 - 2020, 2 Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung trình độ Việt Nam và Quyết định số 1981/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân.

Trong nội dung Khung trình độ quốc gia Việt Nam đã được Thủ tướng phê duyệt với 8 bậc trình độ bao gồm 2 cấu phần chính thống nhất với nhau là giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Trong đó, ba bậc 6, 7, 8 (đại học, thạc sĩ, tiến sĩ) thuộc giáo dục đại học do Bộ GD&ĐT chủ trì, năm bậc còn lại thuộc giáo dục nghề nghiệp do Bộ LĐ,TB&XH chủ trì (cao đẳng, trung cấp, chứng chỉ 1, 2, 3). Mỗi bậc trình độ được mô tả rõ ràng và liên kết với nhau theo chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm. Chính vì vậy, hệ thống trình độ sẽ bảo đảm tính liên thông giữa các bậc, tạo điều kiện công nhận trình độ và học suốt đời.

Với các nội dung như trên, tôi cho rằng Khung trình độ quốc gia Việt Nam sẽ đảm bảo thiết lập mối quan hệ giữa các trình độ Việt Nam với Khung trình độ quốc gia của các nước khác thông qua các khung tham chiếu trình độ khu vực và khung trình độ quốc tế làm cơ sở thực hiện công nhận lẫn nhau về trình độ. Khung này bảo đảm việc phân loại, thống nhất, chuẩn hóa, rõ ràng, dễ hiểu và tăng cường tính minh bạch các trình độ thuộc giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học của Việt Nam gắn với các điều kiện khung bảo đảm chất lượng khu vực.

Cần thiết cho các bên

- Theo ông, vai trò của Khung trình độ quốc gia Việt Nam có ý nghĩa thế nào trong việc là cơ sở để phát triển các tiêu chuẩn đào tạo, phát triển chương trình và là thước đo đánh giá năng lực của người học sau khi tốt nghiệp, nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế?

Tiến sĩ Nguyễn Quang Việt: Như mục đích và tiêu chí đề ra, Khung trình độ quốc gia Việt Nam là bộ tiêu chuẩn quốc gia về chuẩn đầu ra cho từng trình độ và là công cụ rất cần thiết đối với cơ quan quản lý Nhà nước, cơ sở đào tạo, hiệp hội nghề nghiệp, đơn vị tuyển dụng, gia đình và người học. Các tiêu chí cũng rất cụ thể và chi tiết:

Đối với cơ quan quản lý Nhà nước, Khung trình độ quốc gia Việt Nam là công cụ quan trọng đảm bảo hệ thống văn bằng chuẩn hóa, đúng với giá trị, tạo lòng tin của người sử dụng và xã hội đối với bằng cấp; là một trong các công cụ góp phần đảm bảo việc dự báo nhu cầu và quy hoạch nhân lực cũng như quy hoạch phát triển giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Ngoài ra, Khung trình độ quốc gia Việt Nam là công cụ tăng cường trao đổi học tập và lao động giữa các quốc gia trên cơ sở công nhận trình độ và thực hiện chính sách học tập suốt đời có chất lượng, hiệu quả nhờ cơ chế liên thông.

- Đối với các cơ sở giáo dục, Khung trình độ quốc gia Việt Nam là tiêu chuẩn để phát triển chương trình đào tạo với sự cam kết về chất lượng, đối sánh về nội dung và các minh chứng kèm theo. Thúc đẩy hợp tác quốc tế về GD-ĐT và làm cho đào tạo gắn với nhu cầu của thị trường lao động hơn.

Đối với các hiệp hội nghề nghiệp và đơn vị tuyển dụng, Khung trình độ quốc gia Việt Nam với mối quan hệ chặt chẽ với tiêu chuẩn nghề nghiệp trong từng lĩnh vực và ngành sản xuất là thước đo đánh giá năng lực của người học trong việc tuyển dụng và sử dụng lao động theo vị trí việc làm. Giúp cho đơn vị sử dụng hiểu được bản chất của mỗi trình độ và làm cho thị trường lao động minh bạch thông tin hơn. Nhờ đó sử dụng lao động hiệu quả hơn thông qua việc mô tả sự phù hợp với trình độ được đào tạo.

Đối với gia đình và người học, Khung trình độ quốc gia Việt Nam giúp cho gia đình và người học biết được những năng lực cần thiết sau khi tốt nghiệp làm cơ sở quyết định việc học tập và đầu tư cho tương lai. Mặt khác, Khung trình độ quốc gia Việt Nam là cơ sở cho việc chuyển đổi và công nhận kết quả học tập phục vụ cho việc học tập suốt đời. Khung trình độ quốc gia Việt Nam khuyến khích việc học tập suốt đời của mỗi cá nhân thông qua việc tự học và tích lũy kinh nghiệm tại nơi làm việc, nâng cao trình độ và chuyển giao kinh nghiệm, tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nguồn nhân lực quốc gia.

Khung trình độ quốc gia và những vấn đề đặt ra - Ảnh minh hoạ 2
Khung trình độ quốc gia giúp người học tiếp cận nhiều hơn cơ hội việc làm 

Khung tham chiếu hữu hiệu

- Quan điểm của ông thế nào về mối quan hệ của Khung trình độ quốc gia Việt Nam trong các cấp học bậc học và lao động việc làm có những tác động ảnh hưởng thế nào với GD-ĐT trong thực tế hiện nay?

Tiến sĩ Nguyễn Quang Việt: Khung trình độ quốc gia Việt Nam với cách tiếp cận chuẩn đầu ra tương tự các khung trình độ khác trên thế giới và Khung Tham chiếu trình độ ASEAN sẽ là điểm tham chiếu quan trọng để phát triển các chương trình đào tạo và bảo đảm chất lượng văn bằng chứng chỉ. Việc triển khai xây dựng Khung trình độ quốc gia Việt Nam phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các bên: Đào tạo cung ứng nguồn nhân lực; sử dụng lao động; cơ quan quản lý Nhà nước và các viện nghiên cứu chính sách và phát triển ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội. Sự phối hợp này phải được thể hiện thống nhất trong việc tổ chức thực hiện xác định hai bộ tiêu chuẩn: (1) Tiêu chuẩn nghề nghiệp và (2) Tiêu chuẩn đào tạo cho từng trình độ.

Theo Luật Việc làm, tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia là quy định về kiến thức chuyên môn, năng lực thực hành và khả năng ứng dụng kiến thức, năng lực đó vào công việc mà người lao động cần phải có để thực hiện công việc theo từng bậc trình độ kỹ năng của từng nghề. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề do các bộ ngành xây dựng và Bộ LĐ – TB&XH thẩm định và công bố. Trong khi đó, tiêu chuẩn đào tạo là quy định chi tiết về chuẩn đầu ra cho từng khối ngành, từng ngành nghề đào tạo và là một bộ phận của Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Hai bộ tiêu chuẩn có mối liên hệ chặt chẽ trong việc xác định các tiêu chuẩn cốt lõi và sự chuyển hoá các tiêu chuẩn nghề nghiệp thành tiêu chuẩn đào tạo một cách linh hoạt, phù hợp với yêu cầu về trình độ của nguồn nhân lực.

- Xin cám ơn ông!

Bài 2: Hướng đến chuẩn mực chung khu vực và quốc tế

Tác giả bài viết: Hà An (thực hiện)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập476
  • Hôm nay16,316
  • Tháng hiện tại294,446
  • Tổng lượt truy cập51,650,405
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944