Dạy trẻ phản biện cái sai là cách tốt nhất bảo vệ trẻ

Thứ bảy - 08/12/2018 02:41 441 0
GD&TĐ - Tại sao trẻ em Việt Nam rất ít khi phản biện lại cái sai? Bất kể người lớn nói gì, làm gì cũng chịu đựng và tuân theo. Hàng ngàn đứa trẻ bị xâm hại, bạo hành mà việc lên tiếng từ phía đứa trẻ hầu như không có.
Dạy trẻ phản biện cái sai là cách tốt nhất bảo vệ trẻ

Đây thực sự là tình trạng đáng báo động, khi mà hiện nay những hệ quả tiêu cực từ việc không dám phản biện điều chưa đúng ở trẻ ngày càng nhiều và việc dạy trẻ biết phản biện, lên tiếng trước sai phạm của người khác đang ít được quan tâm trang bị từ phía những người lớn.

Mọi người đều bình đẳng trước các quy tắc

TS. Vũ Thu Hương cho rằng, để dạy trẻ biết phản biện, biết tự bảo vệ bản thân, điều quan trọng cần làm trước tiên là người lớn cần cho trẻ thông điệp về sự bình đẳng trước pháp luật và quy tắc đối với tất cả mọi người.

Phân tích, ta sẽ thấy: việc đầu tiên, nếu muốn trẻ có sự phản biện thì phải cho con biết chuẩn của hành động là thế nào, không chuẩn là sao. Rõ ràng, chuẩn ở đây phải là pháp luật, là quy tắc. Nếu bố mẹ coi thường pháp luật, con sẽ không biết đâu là chuẩn, đâu là không chuẩn.Vì thế, bản thân bố mẹ phải tuân thủ theo pháp luật và dạy con tuân thủ pháp luật.

Ngoài ra, cha mẹ hay thầy cô không bao giờ được sử dụng quyền của người lớn ép trẻ làm việc gì. Khi đó trẻ sẽ tự nghĩ rằng: người lớn luôn đúng, người lớn nói là phải tuân theo. Khi đã có suy nghĩ đó trong đầu, cô giáo nói gì thì học trò làm theo là điều tất nhiên.

Nếu như cha mẹ tuân thủ pháp luật và tôn trọng trẻ, không áp đặt con cái thì con cái sẽ tự tôn trọng pháp luật và tôn trọng bản thân. Có như vậy, khi gặp tình huống cô giáo làm điều sai, yêu cầu điều không đúng thì trẻ sẽ phản đối, không tuân thủ bởi vì có sự vi phạm những điều luật mà trẻ đã biết.

Đừng "bảo kê" cho con, hãy để con tự lực

Có không ít bố mẹ, đặc biệt là bố, dạy con là: "Đứa nào đánh con, về đây mách bố", câu dạy dỗ này cho thấy, bố sẽ "bảo kê toàn phần" cho con. Từ đó, các con có thể gây sự, phá phách, bắt nạt bạn bè. Và ngay cả khi bị "tấn công" cũng sẽ mang về mách bố.

Rõ ràng, những câu nói của cha mẹ sẽ có tác động đến trẻ. Đừng bảo kê cho con, không có giá trị gì đâu.

Dạy trẻ phản biện cái sai là cách tốt nhất bảo vệ trẻ - Ảnh minh hoạ 2
 Dạy trẻ về pháp luật, chủ động tự vệ là việc làm cần thiết giúp trẻ tự tin phản biện hay phản kháng trong trường hợp cần thiết

TS. Vũ Thu Hương chia sẻ 6 nguyên tắc giúp cha mẹ dạy con tự lực giải quyết vấn đề trong trường hợp bị "xử ép".

1. Dạy con về pháp luật: Đánh người, xúc phạm người khác, hành hạ người khác... đều là vi phạm pháp luật. Dạy con là tuyệt đối không bao giờ được phép vi phạm pháp luật. Vì vậy, con tuyệt đối không được đánh bạn.

2. Dạy con tự vệ: Có rất nhiều thế tự vệ khác nhau để tránh bạo lực mà không cần bất kể hành vi bạo lực nào. Đơn giản là khi bạn vừa dùng tay định đánh mình, chỉ cần gạt tay thật quyết liệt hoặc né người ra, bạn sẽ không thể chạm vào cơ thể mình.

Nếu cô giáo đánh con, con cũng có thể tự vệ. Con cũng né người hoặc gạt tay.

Để con có thể thực hiện tốt việc này, cha mẹ cần dạy con mỗi tối. Cha mẹ không nên dạy con là nếu cô giáo đánh, mà nên đặt tình huống khác như: nếu con bị ai đó đánh.

Cha mẹ đề nghị là mình sẽ đóng vai kẻ hành hung con với các tư thế khác nhau và yêu cầu con tự vệ. Liên tục dạy con như thế vài tháng, cha mẹ sẽ thấy con hình thành được thói quen phản xạ rất tốt khi bị bạo hành.

3. Dạy con không ủng hộ vi phạm pháp luật dưới mọi hình thức: Nếu cô yêu cầu con đánh bạn, hãy nói thẳng với cô: Thưa cô, đánh bạn là vi phạm pháp luật ạ. Nếu cô không nghe, con có thể chạy ra ngoài báo cho ban giám hiệu hoặc các thầy cô khác.

4. Tuyệt đối không dạy con kiểu áp đặt: Đừng cho con ý niệm: Người lớn luôn đúng. Cha mẹ hãy cố gắng thực hiện các nội quy gia đình và luật pháp nghiêm túc để con tuân theo. Nếu muốn con làm việc gì ngoài các quy định thì cần có đàm phán chứ không thể lấy quyền làm bố, mẹ để trấn áp con. Điều đó sẽ khiến con mất dần khả năng phản biện, phản kháng và tự vệ.

5. Gần gũi con: Lắng nghe con rất kĩ càng nhưng tuyệt đối không xúi bẩy, ép con phải giải quyết theo cách của mình. Bày tỏ niềm tin là con sẽ luôn tự giải quyết được vấn đề của mình và chờ đợi con báo cáo thành công. Con càng tự xử lý được tốt các tình huống thì càng tự tin và chủ động.

6. Dạy con chỉ ra các hành vi vi phạm pháp luật: Với việc nhiều lần được nêu ý kiến của mình, con sẽ có thói quen dám phản biện nếu gặp các hành vi sai trái. Khi đó, chẳng ai có thể bắt con thực hiện những điều vi phạm pháp luật hay các nguyên tắc.

Tác giả bài viết: Kim Thoa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập783
  • Hôm nay29,048
  • Tháng hiện tại307,178
  • Tổng lượt truy cập51,663,137
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944