Vấn đề đạo đức nhà giáo: Không nên nhìn nhận cực đoan

Chủ nhật - 12/05/2019 02:08 388 0

Vấn đề đạo đức nhà giáo: Không nên nhìn nhận cực đoan

GD&TĐ - Theo các chuyên gia, đạo đức nhà giáo có vai trò quan trọng, góp phần quyết định chất lượng dạy - học. Thời gian qua, một vài sự vụ liên quan đến đạo đức nhà giáo đã khiến dư luận không khỏi băn khoăn. Song đó chỉ là hạt sạn trong vô vàn việc làm tốt, mà ở đó phẩm chất của nhà giáo vẫn luôn sáng ngời và cao quý.

Cổ tích giữa đời thường

Theo GS.TS Đinh Quang Báo - nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, đối với GD, người ta luôn kỳ vọng có môi trường trong sạch tuyệt đối, cho nên chỉ cần “một hạt sạn” cũng có thể khiến nhiều người khó chịu, thậm chí là có cái nhìn cực đoan. Thẳng thắn mà nói, thời gian qua, có một vài vụ việc phản cảm liên quan đến đạo đức nhà giáo. Nhưng không vì thế mà có thể quy kết rằng, đạo đức của đội ngũ nhà giáo bị xuống cấp. Xét trên bình diện chung, những người tốt, việc tốt và những mặt tích cực vẫn nhiều hơn so với tiêu cực.

GS Đinh Quang Báo chia sẻ, trên thực tế có rất nhiều câu chuyện xúc động về tấm gương đạo đức của nhà giáo. Những việc làm của họ đối với học sinh tưởng chừng như chỉ có trong cổ tích. Trận lũ kinh hoàng hồi tháng 8/2018 đã gây nên nhiều mất mát, đau thương cho thầy trò Trường PTDT Bán trú Tiểu học An Lương (Văn Chấn, Yên Bái).

Chúng ta đã có chuẩn nghề nghiệp đối với GV, trong các chuẩn ấy thì tiêu chí phẩm chất, đạo đức tư cách bao giờ cũng được ưu tiên đầu tiên. Đó là công cụ để quản lý và cũng là tiêu chí để GV tự soi chiếu mình theo tiêu chuẩn. Song điều quan trọng là GV phải coi đó là nhu cầu tự thân và trong mỗi nhà trường cần hình thành văn hóa hành động theo chuẩn. 
 GS Đinh Quang Báo  

Trong khó khăn, hoạn nạn càng thấy được sự hy sinh lớn lao của các thầy cô giáo dành cho học trò và sự nghiệp GD vùng khó. Câu chuyện của cô giáo Đinh Lệ Chung - Phó Hiệu trưởng đã mất đi đứa con yêu dấu của mình từ khi còn trong bụng mẹ đã khiến cả cộng đồng rơi nước mắt. Khi ấy cô mang thai được hơn 4 tháng. Hành trình đi bộ cả một ngày từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều vào đến trường, rồi lại cùng các thầy cô đi đến thôn bản đã khiến cô Chung có dấu hiệu bị động thai và không giữ được con yêu của mình.

Hay như hành trình của các thầy cô vượt qua 17 km đường đèo suối để gùi trên lưng hàng tấn lương thực đến trường cho thấy nghị lực phi thường của những người “gieo chữ” nơi rẻo cao. Hoặc đó còn là câu chuyện đẹp như cổ tích của một GV hàng ngày đưa đón, cõng học trò khuyết tật của mình đến trường và yêu thương em như con đẻ đã để lại nhiều xúc cảm trong dư luận.

“Tôi không muốn bình luận gì thêm, bởi những câu chuyện trên đều “thay lời muốn nói”. Chỉ mong rằng, xã hội có cái nhìn khách quan và bao dung hơn với đội ngũ thầy cô giáo” - GS Đinh Quang Báo chia sẻ, đồng thời nhấn mạnh: Nhà trường cũng cần đổi mới công tác quản lý và tạo điều kiện cho GV phát triển nghề nghiệp của mình.

Vấn đề đạo đức nhà giáo: Không nên nhìn nhận cực đoan - Ảnh minh hoạ 2
 Ảnh chỉ mang tính minh họa/ Ảnh INT

Nghịch lý trong tuyển dụng GV

Cũng theo GS Đinh Quang Báo, vấn đề tuyển dụng GV hiện nay có nhiều bất cập và cần thiết thay đổi cơ chế này. Nếu chúng ta đọc văn bản sẽ thấy rất chặt chẽ và không chê vào đâu được. Nhưng thực tế lại bộc lộ nghịch lý là đơn vị sử dụng lao động nhưng lại không được quyền tuyển dụng. Do đó người ta nói, Bộ GD&ĐT “không tiền, không quyền” là cũng có lý.

Cho rằng, đội ngũ nhà giáo rất tâm huyết, trách nhiệm và luôn cầu thị, PGS.TS Nguyễn Vũ Lương - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN) nhấn mạnh: Vấn đề còn lại là cơ chế chính sách khuyến khích, tạo động lực để họ phát triển và cống hiến. Thay vì phán xét và quy kết, chúng ta hãy hướng tới xây dựng trường học hạnh phúc, để GV, học sinh và tất cả mọi người được hạnh phúc. Nhân đây, PGS Nguyễn Vũ Lương cũng muốn đề nghị nên thay đổi cơ chế tuyển dụng, giao quyền tự chủ cho ngành GD, thậm chí giao xuống quyền tự chủ từng cơ sở.

Trao đổi về vấn đề này, đại biểu Quốc hội Đinh Thị Bình (đoàn Phú Thọ) cho rằng, GD có tác động sâu rộng đến mọi người, mọi nhà nên luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc của xã hội. Theo đại biểu, mọi vấn đề xảy ra nên được nhìn nhận từ nhiều phía và khách quan, không nên cảm tính hoặc suy đoán. Chẳng hạn như vấn đề đạo đức, phẩm chất nhà giáo, không nên nhìn nhận cực đoan. Chúng ta không bao che cho những hành vi thiếu chuẩn mực, thậm chí là phải có thái độ nghiêm khắc để xử lý. Tuy nhiên, thẳng thắn mà nói nếu có thì cũng chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”.

Theo đại biểu, trên thực tế còn có hàng trăm, hàng nghìn thầy cô giáo vẫn miệt mài cống hiến cho sự nghiệp GD vùng khó. “Có những thầy cô hết luôn lòng vì học trò. Qua những tiếp xúc cử tri và đi thực tế, tôi vô cùng cảm động khi biết chuyện một cô giáo ở huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) đã tình nguyện hàng ngày đưa đón 3 học trò nghèo đến trường. Đó là những minh chứng chân thực, sống động về phẩm chất, đạo đức trong sáng của đội ngũ thầy cô giáo” - đại biểu Đinh Thị Bình nhấn mạnh.

Tác giả bài viết: Minh Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập585
  • Hôm nay18,652
  • Tháng hiện tại296,782
  • Tổng lượt truy cập51,652,741
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944