Kích thích hứng thú học tập
Năm học 2021 – 2022, trường tiểu học Mễ Trì có 1841 học sinh của 3 khối lớp, trong đó, có 389 học sinh lớp 1. Theo cô Nguyễn Thị Mai Hoa -Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) trong bối cảnh học trực tuyến trong mùa dịch nhà trường, thầy cô cần nỗ lực hơn để hỗ trợ học sinh học tốt.
Bên cạnh đó, cần khắc phục tồn tại phát sinh từ học trực tuyến an toàn cho trẻ, tạo lớp học hạnh phúc.
Theo cô Hoa, trường học hạnh phúc là nơi mang lại môi trường phát triển toàn diện, kích thích hứng thú học tập – vui chơi của trẻ, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho phụ huynh. Đồng thời, xây dựng được đội ngũ giáo viên nhiệt huyết, yêu nghề, yêu trẻ cũng như tối ưu hóa công tác quản lý nhà trường.
Từ ngày 13/9, học sinh lớp 1 của trường tiểu học Mễ Trì chính thức học trực tuyến sau gần 2 tuần làm quen. Để tránh gây áp lực cho các em, các nhà trường đã sắp xếp thời khóa biểu khoa học với thời lượng tối đa 3 tiết/ngày học vào buổi tối có phụ huynh học sinh hỗ trợ.
“Việc triển khai học trực tuyến cho lớp 1, trước tiên thầy cô phải tạo được niềm vui, hứng thú để học sinh thích vào lớp học. Thời gian học từ 19h30 đến 21h và trong quá trình học có thời gian để các em nghỉ giải lao…”, cô Hoa nói.
Để có tiết học trực tuyến phù hợp cho học sinh, các giáo viên của trường Tiểu học Mễ Trì đã trao đổi nhiều biện pháp để có thể đồng hành với cha mẹ học sinh, học sinh lớp 1 trong quá trình học tập trực tuyến, có kế hoạch cụ thể để hỗ trợ cha mẹ học sinh, học sinh lớp 1.
Tại các lớp học của trường tiểu học Mễ Trì, trẻ được tích lũy kiến thức thông qua những hoạt động trải nghiệm. Các hoạt động không chỉ nằm trong khuôn khổ lớp học trực tiếp mà ngay khi trẻ học online Nhà trường cũng sáng tạo các mô hình giúp trẻ cảm nhận về sự quan tâm, tích lũy kiến thức.
“Ngay dịp Tết Trung thu, nhà trường cho học sinh làm đồ chơi, đèn lồng, tổ chức văn nghệ… Sau đó, ghi lại bằng hình ảnh, video và gửi bài cho các cô để chọn lọc, biên tập vừa làm cuộc thi, vừa trải nghiệm giáo dục kỹ năng sống…”, cô Hoa thông tin.
Năm học 2021 -2022, trường tiểu học Mễ Trì cũng đặc biệt quan tâm đến khung cảnh sư phạm. Nhà trường chỉnh trang lại khuôn viên, đầu tư trang thiết bị học tập cho năm học mới.
“Trường học hạnh phúc là nơi học sinh hạnh phúc, thầy cô hạnh phúc, phụ huynh hạnh phúc. Vì vậy, nhà trường đầu tư cơ sở vật chất, trang trí khuôn viên trường, trồng thêm hoa, cây cối, quang cảnh sư phạm…”, cô Hoa cho biết thêm.
Để trẻ học tập an toàn
Trong năm học 2020 -2021, Trường tiểu học Mễ Trì tổ chức nhiều chương trình giao lưu, trải nghiệm cho học sinh như: Hành trình về nguồn - ngày hội thiếu nhi vui khỏe; Giao lưu Tiếng Anh; Tìm kiếm tài năng trường tiểu học Mễ Trì; Thăm quan làng nghề; Gói bánh chưng dịp Tết… Qua đó, xây dựng môi trường học tập thân thiện tăng tính tương tác, hấp dẫn cho các bài học.
“Đơn cử, chương trình tìm kiếm tài năng là một sân chơi tạo cơ hội cho các con học sinh thể hiện năng khiếu của bản thân trong nhiều lĩnh vực: âm nhạc, hội họa, múa hát, ... Qua đó, tạo điều kiện và tổ chức cho các con một sân chơi bổ ích, khơi dậy niềm đam mê, sáng tạo và năng khiếu tiềm ẩn trong tâm hồn thơ trẻ…”, cô Hoa nói.
Theo cô Hoa, trong bối cảnh học sinh phải tiếp cận với máy tính, điện thoại và mạng internet để học trực tuyến vì dịch Covid-19. Nhà trường phát huy sáng tạo từ các mô hình trường học hạnh phúc, giải pháp an toàn cho học sinh để lớp học...hạnh phúc.
Cô Hoa cho rằng, khi trẻ học trực tuyến phải có thời gian nghỉ ngơi giải lao sau khoảng 20 phút học nhất là đối với lớp 1.
Điều này vừa giúp trẻ dễ tập trung bài học và không ảnh hưởng đến đôi mắt. Bên cạnh đó, giáo viên và phụ huynh luôn theo sát, nắm bắt tình hình khi trẻ sử dụng mạng internet.
Dưới góc độ chuyên gia sức khỏe, TS. BS Lê Thuý Quỳnh- chuyên gia cao cấp Trung tâm Mắt kỹ thuật cao (Bệnh viện Đông Đô) cho rằng, khi học online quá nhiều sẽ tăng nguy cơ các bệnh lý liên quan đến mắt của trẻ. Đơn cử như hiện tượng độ cận, khô mắt, mỏi mệt mắt, rối loạn điều tiết mắt của trẻ…
Để khắc phục, phải góc học tập đầy đủ ánh sáng, tư thế ngồi phải đúng “3 thẳng” (lưng thẳng, đầu nghiên 45 độ, chân thẳng); bàn học phải vừa vặn tuỳ thuộc vào chiều cao của con chứ không nên bàn quá cao, người bé; khoảng cách giữa mắt và máy tính phải trên 50cm. Với những bạn lớn hơn cấp 2 – cấp 3 có thể là 60cm.
Tại Bệnh viện Đông Đô, mùa dịch trẻ đến khám bệnh về mắt không nhiều, do giãn cách, không được ra ngoài đường; tuy nhiên Bệnh viện nhận được rất nhiều trường hợp tư vấn online, tương tác trên fanpage các bệnh về mắt khoảng 20 người/ngày cho cả các bạn nhỏ và phụ huynh học sinh.
Riêng tuần vừa qua, trong hai ngày cuối tuần, Bệnh viện thực hiện việc khám, tư vấn mắt miễn phí cho 40 học sinh trên địa bàn TP Hà Nội tại Trung tâm Mắt kỹ thuật cao của Bệnh viện. Gói miễn phí về khúc xạ chuyên sâu: khám mắt, đo kính, chỉnh kính mới, chụp bản đồ giác mạc để đánh giá xem là có vấn đề giác mạc hay không. Bình thường gói khám này 1 triệu.
Em Phạm Anh Quân, học sinh lớp 4 ở một trường quận Thanh Xuân. Năm ngoái đã bị cận nhẹ 0,5 – 0,75 đi ốp. Sau đợt học online vừa qua thì phát hiện tăng độ cận lên 1 đi ốp. Sau khi khám miễn phí ở Trung tâm Mắt kỹ thuật cao Bệnh viện Đông Đô thì đầu tiên phải thay kính mới cho con, mẹ bé Quân cũng quyết định cho điều trị theo phương pháp ô tô key (seach lại từ này) để hạn chế tăng độ cận, đeo kính áp tròng ban đêm, ban ngày không phải đeo kính nữa.
Chia sẻ với Báo GD&TĐ, cô Trần Thị Minh Phú – Hiệu trưởng trường Mầm non A (quận Ba Đình) cũng nhấn mạnh, trường học hạnh phúc, hiểu một cách đơn giản nhất, là mỗi ngày đến trường cả cô và trẻ đều vui. Vì thế, nhiệm vụ của các thầy cô bây giờ, không chỉ đơn giản là lên lớp với những bài giảng và những vận dụng thực tế, mà còn là làm thế nào để đối với các con, trường học trở thành một nơi thú vị để sống và học được một điều thú vị để làm.
Bên cạnh đó là yếu tố an toàn, an toàn được hiểu bao gồm cả về thể chất và tinh thần. Vì vậy, trong bối cảnh học sinh phải học online để giữ cho đôi mắt của các con sáng, khoẻ, hạn chế các bệnh về mắt, nhất là trong mùa học online này, các bậc phụ huynh cần quan tâm đến các biểu hiện của con mình.
Đơn cử, khi con có biểu hiện nháy mắt liên tục sau khi học bài xong, mỏi mắt, xem tivi hoặc nhìn thiên về một mắt, ngếch mặt khi nhìn… thì cần đến ngay các cơ sở khám chuyên sâu về chuyên khoa mắt. Điều này đặc biệt quan trọng, vì có nhiều em có biểu hiện “giả cận thị” cũng sẽ được loại trừ, tránh trường hợp tự ý đi khám và đeo kính không phù hợp.
Đặc biệt, kể cả khi con mình chưa có biểu hiện gì về mắt thì bố mẹ cũng nên cho trẻ đi khám mắt để phát hiện sớm những vấn đề về thị lực, kịp thời can thiệp hoặc có những lời khuyên chính xác nhất về tình trạng mắt của con mình.