Xây dựng 3 chính sách phát triển giáo dục mầm non

Thứ tư - 16/10/2019 03:47 1.665 0

Xây dựng 3 chính sách phát triển giáo dục mầm non

GD&TĐ - Sáng nay (16/10), Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã chủ trì cuộc họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Nghị định quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non.

Các chính sách mới phát triển giáo dục mầm non

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Bá Minh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non đã báo cáo 3 chính sách mới nhằm phát triển giáo dục mầm non.

Theo đó, sẽ bổ sung đối tượng trẻ em (cả nhà trẻ và trẻ mẫu giáo) là con công nhân, người lao động phổ thông làm việc tại các khu công nghiệp được doanh nghiệp ký hợp đồng lao động (được doanh nghiệp xác nhận có ký hợp đồng lao động và đóng BHXH, BHYT, BHTN...) học tại các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập địa bàn có khu công nghiệp hoặc các xã (phường, thị trấn) giáp ranh khu công nghiệp được hưởng chế độ hỗ trợ ăn trưa theo quy định tại Nghị định số 06/2018/NĐ-CP.

Giáo viên mầm non trực tiếp dạy trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập có quyết định thành lập và hoạt động theo đúng quy định (ở khu vực có khu công nghiệp, khu chế xuất) có trình độ đào tạo chuyên ngành mầm non đạt chuẩn trở lên được hỗ trợ một khoản thu bằng 50% mức lương cơ sở/người/tháng. Thời gian hưởng 9 tháng/năm.

Xây dựng 3 chính sách phát triển giáo dục mầm non - Ảnh minh hoạ 2
 Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng các chính sách phát triển giáo dục mầm non.

Mức hỗ trợ này nằm ngoài mức lương thoả thuận giữa chủ cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập và giáo viên hợp đồng giảng dạy. Số lượng giáo viên trong cơ sở GDMN được hưởng hỗ trợ được tính theo định mức quy định của các cơ sở giáo dục mầm non công lập hiện hành. UBND Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ khả năng ngân sách xây dựng mức hỗ trợ phù hợp sau khi có ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp.

Các chính sách này nhằm tạo điều kiện cho địa phương chủ động đồng thời tạo thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ

Riêng về cơ sở giáo dục mầm non có 3 chính sách riêng. Đối với cơ sở mầm non công lập ở những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển được thực hiện một số dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước, được thoả thuận về mức thu, trên cơ sở tự nguyện của cha mẹ trẻ để đảm bảo kinh phí hoạt động nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Hội đồng nhân dân tỉnh căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương quy định danh mục các dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước.

Đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, lớp mầm non độc lập tư thục (gọi tắt là nhóm lớp) được hỗ trợ đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học theo danh mục quy định; được hỗ trợ kinh phí để sửa chữa cơ sở vật chất (nhà bếp, nhà vệ sinh...); UBND cấp tỉnh căn cứ điều kiện thực tế của địa phương quy định điều kiện, mức hỗ trợ kinh phí để mua đồ dùng, đồ chơi, học liệu, sửa chữa cơ sở vật chất.

Xây dựng 3 chính sách phát triển giáo dục mầm non - Ảnh minh hoạ 3
Tạo ra môi trường thuận lợi, khuyến khích phát triển mầm non. Ảnh minh họa/ INT 

Về hỗ trợ chăm sóc trẻ ngoài giờ tại cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) ở khu vực có khu công nghiệp, khu chế xuất. Đối với trường mầm non công lập nhận trẻ dưới 36 tháng tuổi là con công nhân trên địa bàn hoặc nhận chăm sóc trẻ ngoài giờ được tăng tỷ lệ giáo viên/lớp so với quy định để bố trí giờ làm việc cho giáo viên đảm bảo đúng quy định mà vẫn đáp ứng nhu cầu đón trẻ muộn của công nhân. Kinh phí làm thêm giờ cho giáo viên do ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần và một phần do phụ huynh đóng góp.

Đối với cơ sở GDMN ngoài công lập tổ chức giữ trẻ ngoài giờ theo ca kíp của công nhân làm việc tại KCN, KCX được Nhà nước hỗ trợ kinh phí để chi trả cho giáo viên bằng mức kinh phí hỗ trợ cho cơ sở GDMN công lập. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ khả năng ngân sách xây dựng mức hỗ trợ phù hợp sau khi có ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp.

Tạo điều kiện xã hội hoá

Sau khi nghe ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh, phát triển giáo dục mầm non phải bám sát vào quy định, không suy luận, suy diễn. Bên cạnh đó không được trùng lắp với những quy định đã và đang ban hành. Ngoài ra phải tính đến tính khả thi của Nghị định, phải tạo ra môi trường thuận lợi, khuyến khích phát triển mầm non, không làm triệt tiêu những chính sách tốt, không để địa phương lúng túng, không cào bằng, không thiên lệch.

Đặc biệt chú trọng đến mức đầu tư dành cho miền núi, hải đảo, vùng khó khăn.Trẻ em ở vùng khó khăn phải được hưởng tốt hơn. Việc thu hút đầu tư, xã hội hoá cần có phương án khuyến khích để nhà đầu tư mở trường, đối với phụ huynh phải khuyến khích để họ cùng đóng góp xây dựng trường.

Bộ trưởng khẳng định "Mục đích của xã hội hoá không phải để giảm đầu tư nhà nước mà là để nâng cao chất lượng đào tạo". Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lưu ý Ban Soạn thảo cần lồng ghép quyền trẻ em vào các chính sách.

Tác giả bài viết: Xuân Phú

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập339
  • Hôm nay15,310
  • Tháng hiện tại293,440
  • Tổng lượt truy cập51,649,399
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944