Chủ động các biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường

Thứ tư - 16/10/2019 01:38 797 0

Chủ động các biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường

GD&TĐ - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc vừa có văn bản đề nghị trưởng phòng GD&ĐT, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống bạo lực học đường, xâm hại trẻ em từ năm học 2019-2020.

Trong văn bản này, Sở GD&ĐT yêu cầu tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện tốt công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, học sinh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh (CBQL, GV, NV, HS), gia đình HS và cộng đồng về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, HS và phát hiện, thông báo, tố giác, ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực, xâm hại.

Tiến hành khảo sát, đánh giá tình hình, xây dựng kế hoạch, quy chế phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức cá nhân trong và ngoài nhà trường để thực hiện kế hoạch phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ em, HS đạt hiệu quả; phổ biến, công khai về nội dung kế hoạch, quy chế phối hợp, các kênh tiếp nhận thông tin về bạo lực, xâm hại trẻ em.

Phân công rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong nhà trường để thực hiện kế hoạch hiệu quả. Lựa chọn, bồi dưỡng và cử GV có kinh nghiệm, năng lực và trách nhiệm làm công tác chủ nhiệm để thường xuyên theo sát tình hình, quản lý, giáo dục HS; quan tâm các em HS cá biệt, HS yếu thế để có biện pháp giáo dục, giúp đỡ, bảo vệ phù hợp; chủ động các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và can thiệp, hỗ trợ, xử lý (theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý) kịp thời khi có các tình huống bạo lực xảy ra trong và ngoài nhà trường.

Sở GD&ĐT cũng yêu cầu đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục về việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước trong việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, HS. Bồi dưỡng nâng cao năng lực, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng tư vấn tâm lý, năng lực kiểm soát cảm xúc cá nhân và kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm, giáo dục kỷ luật tích cực cho CBQL, GV, NV.

Thường xuyên nắm bắt tâm lý, tâm tư, nguyện vọng của HS, kịp thời phát hiện và xử lý những mâu thuẫn, xung đột trong trường học; tích cực nêu gương người tốt, việc tốt, đề cao sự gương mẫu của các thầy, cô giáo để mỗi thành viên trong nhà trường đều trở thành nhà giáo dục thân thiện, thuyết phục...

Tác giả bài viết: Hải Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập393
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm392
  • Hôm nay13,835
  • Tháng hiện tại291,965
  • Tổng lượt truy cập51,647,924
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944