Xây dựng nhân lực chất lượng 8 ngành trọng điểm: Làm gì để đạt mục tiêu kép?

Thứ tư - 14/07/2021 02:33 571 0
GD&TĐ - UBND TPHCM vừa phê duyệt đề án tổng thể đào tạo nhân lực trình độ quốc tế 8 ngành nghề trọng điểm giai đoạn 2020 – 2035.
Xây dựng nhân lực chất lượng 8 ngành trọng điểm: Làm gì để đạt mục tiêu kép?

Đây được xem là cơ sở và tiền đề để các trường ĐH sắp xếp, tái cấu trúc nhóm ngành nghề thuộc thế mạnh để đào tạo, cung ứng lao động chất lượng cho TP.

Nền tảng cho sự dịch chuyển của các trường

Từ năm 2018, khi TP tiến hành lấy ý kiến các nhà khoa học cho đề án mang tầm chiến lược này, các trường đại học trọng điểm, đại học chuyên ngành như ĐHQG TPHCM, ĐH Kinh tế TPHCM, ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM… nhanh chóng thay đổi phương thức đào tạo bằng việc nhập khẩu giáo trình quốc tế, chuẩn hóa chương trình, đội ngũ cũng như kiểm định chất lượng (KĐCL) giáo dục.

Tính đến 30/4/2021, cả nước có 216 chương trình đạt chuẩn KĐCL khu vực và quốc tế. Trong đó, riêng ĐHQG TPHCM có gần 70 chương trình, gồm 53 chương trình đạt chuẩn AUN-QA, 4 chương trình chuẩn ABET, 5 chương trình chuẩn FIBAA, 7 chương trình chuẩn

CTI–ENAEE…Tuy nhiên, về tổng thể việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp (DN), nhất là DN thuộc khối FDI của TPHCM cũng như cả nước vẫn còn rất hạn chế.

PGS.TS Đoàn Đình Phương - Viện trưởng Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết: Thực trạng chung của Việt Nam là lực lượng cán bộ nghiên cứu mỏng và được đầu tư thấp. Sự yếu kém của nhân lực khối ngành khoa học công nghệ xuất phát từ cơ chế quản lý mang tính kiểm soát cơ học, thiếu tính kiến tạo, công nghiệp không thực sự chia sẻ, thiếu tin tưởng đặt hàng cho các cơ sở nghiên cứu. Chiến lược quốc gia được đề ra khá tốt nhưng thiếu đầu tư, tạo điều kiện để triển khai và thiếu sự quyết liệt trong chỉ đạo thực hiện cũng như kiểm tra, đánh giá, sơ kết, điều chỉnh cho phù hợp và kịp thời.

“Một số lĩnh vực khoa học phục vụ trực tiếp cho phát triển công nghệ số (kỹ thuật xử lý số, khoa học về dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, Internet kết nối vạn vật, tự động hóa, cá thể hóa và chia sẻ các dịch vụ…) sẽ phát triển trong thời đại 4.0. Đây là cơ hội lớn để các trường ĐH tận dụng, phát huy tốt nhất thế mạnh và năng lực của mình trong đào tạo và hội nhập”, PGS.TS Đoàn Đình Phương nói. 

Xây dựng nhân lực chất lượng 8 ngành trọng điểm: Làm gì để đạt mục tiêu kép? - Ảnh minh hoạ 2
Sinh viên ngành Công nghệ thông tin, Trường ĐH Văn Lang trong giờ học.

Cần sự đồng bộ trong hội nhập

Hiện, TPHCM không có nhiều trường ĐH, nhất là trường ĐH ngoài công lập có chương trình đào tạo, cấp bằng được nước ngoài thừa nhận. Bởi phần lớn các trường vẫn chủ yếu phát triển, xây dựng, đào tạo dựa trên thuộc tính thế mạnh nội tại của mình, cũng như quan hệ với đối tác.

Đơn cử, ở lĩnh vực du lịch, mới có chương trình Vatel (cử nhân quốc tế quản lý khách sạn du lịch) của Trường ĐH Hoa Sen được công nhận ở cấp quốc tế. Một vài chương trình song bằng về công nghệ thông tin, cơ khí tự động hóa, tài chính - ngân hàng, quản trị doanh nghiệp của các trường ĐH Bách khoa TPHCM, ĐH Quốc tế, ĐH Ngân hàng TPHCM, ĐH Kinh tế TPHCM… sinh viên khi tốt nghiệp có thể cầm tấm bằng của mình ra nước ngoài làm việc.

PGS.TS Hồ Thanh Phong - nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng cho rằng: Để đạt mục tiêu kép trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng 8 ngành nghề trọng điểm cho TP, các trường ĐH không chỉ phải đổi mới triệt để về phương pháp giảng dạy, chuẩn hóa giáo trình mà điều quan trọng là thúc đẩy sự hội nhập của trường mình thông qua chất lượng học thuật.

“Thời gian qua, các trường ĐH đã thay đổi rất nhiều, nhất là trong công tác bảo đảm chất lượng bằng việc tham gia sâu vào hoạt động kiểm định chất lượng quốc tế. Không ít trường ngoài việc nhập khẩu nguyên giáo trình, kiểm định tại các tổ chức kiểm định danh tiếng, còn mạnh dạn trao đổi giảng viên với trường được xếp hạng trên thế giới. Tuy nhiên, hoạt động trên vẫn chưa mang tính đồng bộ toàn hệ thống mà chủ yếu dựa theo mục tiêu và triết lý phát triển của từng trường.

Tôi đánh giá cao mục tiêu chiến lược của TP. Việc Bộ GD&ĐT vừa ban hành quy định chuẩn chương trình đào tạo các trình độ đại học sẽ là lực đẩy để gia tăng hơn nữa chất lượng đào tạo của các trường. Khi có được khung chuẩn chương trình đào tạo, với công tác kiểm định độc lập từ  tổ chức kiểm định quốc tế, nhân lực sau đào tạo của các trường sẽ tự tin hội nhập với ASEAN và quốc tế”, PGS.TS Hồ Thanh Phong cho biết.

Nhìn nhận việc phát triển kinh tế tri thức dựa trên nền tảng nhân lực chất lượng là một trong những mục tiêu của TPHCM trong giai đoạn 2020 – 2025, PGS.TS Vũ Hải Quân - Giám đốc ĐHQG TPHCM khẳng định: Để chuẩn hóa nguồn nhân lực hội nhập, theo PGS.TS Vũ Hải Quân, các trường ĐH nói chung, ĐHQG TPHCM nói riêng phải chủ động tham gia các đề án trong chương trình đột phá phát triển nhân lực. Sản phẩm dự kiến sẽ là chương trình đào tạo trình độ quốc tế ở các lĩnh vực được giao như công nghệ thông tin – truyền thông, cơ khí – tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, quản lý đô thị. Các chương trình đào tạo này được thiết kế và xây dựng theo chuẩn mực kiểm định quốc tế, giảng dạy bằng tiếng Anh, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao của TP trong việc phát triển kinh tế tri thức.

“Muốn làm tốt các việc trên, công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phải tốt. ĐHQG TPHCM chủ động tham gia Chương trình trọng điểm phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo và phát triển sản phẩm chủ lực TP. Sản phẩm dự kiến sẽ là các chính sách tư vấn, các sản phẩm công nghệ thông tin, cơ khí - tự động hóa và hệ sinh thái khởi nghiệp tại Khu Công nghệ Phần mềm của ĐHQG.

Đặc biệt, ĐHQG TPHCM cũng thành lập và vận hành mô hình đại học chia sẻ, tạo ra nền tảng để các trường đại học trên địa bàn TP chia sẻ tài nguyên như sách, giáo trình, hệ thống bài giảng; Thúc đẩy các sản phẩm ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực giao thông, y tế, tài chính… để từ đó xây dựng được nguồn lực giảng viên đạt chuẩn, nhân lực chất lượng”, PGS.TS Vũ Hải Quân chia sẻ.

Đề án xây dựng và đào tạo nhân lực trình độ quốc tế 8 ngành trọng điểm có mục tiêu là đào tạo nhân lực bậc đại học và sau đại học có trình độ quốc tế đối với ngành công nghệ thông tin - truyền thông; cơ khí - tự động hoá; trí tuệ nhân tạo;  quản trị doanh nghiệp; tài chính - ngân hàng; y tế; du lịch và quản lý đô thị. TPHCM đặt mục tiêu 100% sinh viên tốt nghiệp đạt chuẩn đầu ra để sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động quốc tế. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập528
  • Hôm nay46,905
  • Tháng hiện tại325,035
  • Tổng lượt truy cập51,680,994
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944