Xét tuyển Đại học bằng học bạ: Trúng tuyển chưa đi đôi với nhập học

Thứ sáu - 17/09/2021 06:16 1.200 0
GD&TĐ - Phần lớn các trường đại học công lập đã xong việc xét tuyển bằng hình thức học bạ. Trong khi một số trường tư thục vẫn còn thời gian nhận hồ sơ đăng ký.
Xét tuyển Đại học bằng học bạ: Trúng tuyển chưa đi đôi với nhập học

Nhiều trường cho rằng, hình thức xét tuyển bằng học bạ, một thí sinh có thể trúng tuyển cùng lúc nhiều trường khác nhau, nên tình trạng hồ sơ xét tuyển thì cao nhưng tỷ lệ nhập học vào các trường thời gian qua lại thấp. 

Nộp nhiều nơi, trúng tuyển nhiều trường

Trường ĐH Văn Lang (VLU, TPHCM) đang nhận hồ sơ xét tuyển bằng học bạ và dự kiến kết thúc vào cuối tháng 9 này. Theo TS Võ Văn Tuấn - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang, tính đến cuối tháng 8/2021 có hơn 67.000 hồ sơ thí sinh đăng ký xét tuyển học bạ vào trường, cao hơn năm 2020. Sau bốn đợt xét tuyển học bạ, thí sinh trúng tuyển nhập học đạt 10%, con số này thấp hơn so với cùng thời điểm năm 2020.

“Trường xây dựng phần mềm cho thí sinh làm thủ tục nhập học trực tuyến cam kết thông tin chính xác. Thí sinh hoàn tất thủ tục, đóng học phí, chụp ảnh giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời, giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT gửi cho trường, bản chính sẽ được hậu kiểm khi thí sinh đến trường.

Tuy nhiên, do tác động của dịch Covid-19 nên số lượng thí sinh nhập học chưa như mong muốn. Nhiều thí sinh, phụ huynh gọi về trường cho biết kinh tế khó khăn nên không thể nhập học vào trường do khó khăn về tài chính, từ đó tác động đến quyết định nhập học của các em”, TS Tuấn cho biết.

Ở Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TPHCM (HUFI), tỷ lệ xác nhận trúng tuyển bằng học bạ cũng thấp, dao động từ 20% - 35% tùy theo ngành. Lý giải tình trạng này, ThS Phạm Thái Sơn - Giám đốc Trung tâm tuyển sinh HUFI cho rằng: Thấp là do thí sinh nộp học bạ quá nhiều trường. Để giảm ảo ở loại hình xét tuyển bằng học bạ, thí sinh cần phải suy nghĩ chọn ngành và chọn trường trước khi đăng ký để việc nhập học ổn hơn.

Thông tin từ Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (HCMUTE), tỷ lệ xác nhận đi học bằng hình thức học bạ đạt 30%. Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng - nguyên Hiệu trưởng HCMUTE, số thí sinh trúng tuyển bằng học bạ gọi nhập học thấp, do mỗi trường tự xét tự gọi, không có phần mềm chung nên ảo nhiều.

“Một em đậu 10 - 15 trường! Một số em có điểm thi THPT cao nên chờ xét tuyển theo điểm thi vào các trường ưng ý khác. Bên cạnh đó, một bộ phận phụ huynh và thí sinh vẫn còn tâm lý so sánh và cho rằng trúng tuyển bằng học bạ không danh giá bằng trúng tuyển kết quả thi THPT, nên mặc dù đã trúng tuyển vào trường bằng kết quả xét tuyển học bạ nhưng tâm lý vẫn chờ đợi kết quả xét tuyển THPT. Nói chung  xét tuyển hình thức này cực và rất bấp bênh”, PGS.TS Đỗ Văn Dũng chia sẻ.

Xét tuyển Đại học bằng học bạ: Trúng tuyển chưa đi đôi với nhập học - Ảnh minh hoạ 2
Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TPHCM xác nhận trực tuyến cho thí sinh xét tuyển bằng hình thức học bạ nhập học.

Vẫn còn cơ hội cho những thí sinh có nhu cầu

Các trường đại học công lập cơ bản đã xong việc xét tuyển bằng hình thức học bạ. Trong khi một số trường tư thục vẫn còn thời gian nhận hồ sơ đăng ký. ThS Nguyễn Thị Xuân Dung - Phó Trưởng phòng Truyền thông Trường ĐH Công nghệ TPHCM (HUTECH), lưu ý: Thí sinh khi xét tuyển học bạ nên hoàn tất hồ sơ xét tuyển theo quy định của trường (kể cả nộp hồ sơ trực tuyến). Ngoài ra, thí sinh trúng tuyển nếu đã xác định được ngành học yêu thích của mình thì nên xác nhận nhập học, tránh tình trạng đợi kết quả xét tuyển ở nhiều phương thức khác nhau có thể làm lỡ mất cơ hội.

Năm 2021, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (NTTU) dành khoảng 30% chỉ tiêu cho phương thức xét học bạ. Theo ThS Nguyễn Bá Anh - Phó phòng Truyền thông NTTU, việc xét học bạ cũng là giải pháp hữu ích giúp thí sinh tăng thêm cơ hội vào đại học nếu như trong quá trình thi cử không đạt thành tích như mong muốn.

Bởi điểm học bạ mới là minh chứng cho quá trình nỗ lực học tập trong suốt năm lớp 12, vì thế, ngoài xét điểm thi tốt nghiệp THPT thí sinh nên sử dụng phương thức xét học bạ để nâng cao cơ hội vào đại học. Hơn nữa, phương thức này áp dụng cho tất cả học sinh đã tốt nghiệp ở những năm học trước đó. Đây được xem là một “chiếc vé” đặc biệt cho những ai không có điều kiện học đại học trước đây.

“Chúng tôi bắt đầu xét tuyển bằng học bạ từ năm 2014, đến nay có nhiều sinh viên ra trường, tìm kiếm được việc làm phù hợp. Nói vậy để thấy rằng, thí sinh xét học bạ hay điểm thi đều có chất lượng ngang nhau. Chúng tôi không quan trọng sinh viên vào trường bằng phương thức nào mà chỉ quan tâm tới trong quá trình các em theo học tại trường học được gì, tích lũy được gì, sử dụng kiến thức được nhà trường trang bị như thế nào khi tới làm việc tại doanh nghiệp” - ThS Nguyễn Bá Anh chia sẻ.

Nói về hiệu quả của việc xét tuyển học bạ, ThS Nguyễn Thị Xuân Dung cho rằng:  Đây là phương thức xét tuyển dựa trên một quá trình học tập nhất định, có thể cho phép đánh giá năng lực học tập của thí sinh một cách toàn diện. Bên cạnh đó, hồ sơ đơn giản, hình thức nộp hồ sơ đa dạng - đặc biệt là hình thức đăng ký trực tuyến linh hoạt cũng là những ưu điểm của phương thức xét tuyển này.

“Do được nhiều thí sinh lựa chọn và khá linh hoạt nên phương thức xét tuyển học bạ có đặc điểm là số lượng hồ sơ đăng ký rất nhiều, gây khó khăn nhất định cho trường đại học. Một thí sinh hoàn toàn có thể nộp hồ sơ và trúng tuyển ở nhiều trường, ngành. Trường đại học sẽ gặp khó khăn trong việc phân tích số lượng nguyện vọng đăng ký và dự đoán tỷ lệ ảo, tỷ lệ thí sinh xác nhận nhập học. Một trong những phương pháp lọc được áp dụng là trường thường chia thành nhiều đợt xét tuyển, nhập học khác nhau…” - ThS Nguyễn Thị Xuân Dung chia sẻ.

“Nhiều thí sinh xét học bạ vô trường cho biết mình đủ điều kiện trúng tuyển vào 10 trường ĐH với phương thức xét tuyển khác nhau. Tỉ lệ ảo trong xét tuyển học bạ những năm qua quá lớn do thiếu phần mềm xét tuyển chung. Hiện, phần mềm xét tuyển chung giữa các trường chỉ dùng xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT lọc ảo rất tốt. Riêng xét học bạ, xét điểm năng lực thì mạnh ai nấy làm” - PGS.TS Đỗ Văn Dũng chia sẻ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập847
  • Hôm nay33,445
  • Tháng hiện tại311,575
  • Tổng lượt truy cập51,667,534
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944