Xúc tiến giảng dạy lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào

Thứ ba - 11/05/2021 02:19 273 0
GD&TĐ - Sáng 11/5, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc chủ trì họp Đề án “Đưa nội dung các sản phẩm của công trình lịch sử quan hệ đặc biệt hai nước Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam vào giảng dạy tại trường học hai nước”.
Xúc tiến giảng dạy lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào

Đại diện Hội đồng thẩm định Đề án, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Lê Anh Vinh đề xuất huy động chuyên gia tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương, Viện Sử học... tư vấn, xây dựng khung chương trình và nghiên cứu bộ tài liệu.

Trong chương trình GD phổ thông, Hội đồng thẩm định định hướng tích hợp lồng ghép tài liệu giảng dạy vào các môn học phù hợp, đồng thời tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm, giáo dục địa phương, đặc biệt tại những khu vực giáp ranh với Lào. Đối với GD nghề nghiệp, GD đại học, xây dựng chuyên đề phù hợp với ngành đào tạo hoặc đan xen tài liệu học vào hoạt động của Hội Sinh viên, câu lạc bộ sinh viên.

Hội đồng thẩm định đề xuất bộ tài liệu về công trình lịch sử quan hệ đặc biệt hai nước Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam gồm các sản phẩm: Bản tóm lược nội dung của Công trình lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam theo trục lịch sử; Tài liệu hướng dẫn tích hợp lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào vào giảng dạy trong các cơ sở GDPT theo môn học, cấp học tại Việt Nam; Tài liệu hướng dẫn quy trình tích hợp nội dung vào giảng dạy.

Tài liệu hỏi đáp dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng đào tạo chính quy; Tài liệu giáo dục địa phương; Chuyên đề dùng cho học sinh sau THPT; Tập truyện kể theo tranh; Bộ tranh ảnh sự kiện lịch sử tiêu biểu về quan hệ đặc biệt giữa hai nước; Sách hồi ký, tiểu sử của các nhà lãnh đạo, nhân vật tiêu biểu hai nước.

Các tài liệu sẽ được đăng tải trên website, biên tập và dựng thành phim có phụ đề để thầy cô, những người quan tâm tham khảo, mở rộng nội dung giảng dạy.

Tại buổi họp trực tuyến, các chuyên gia, thành viên hội đồng đã đóng góp ý kiến tập trung vào các vấn đề: Lồng ghép hiệu quả tài liệu vào các môn học phổ thông; Thành lập ban chỉ đạo, cơ quan chủ trì thẩm định đề án; Xây dựng bộ tiêu chí tuyển chọn người tham gia biên soạn tài liệu...

Các chuyên gia đánh giá tài liệu cần được cụ thể hóa, phân loại chi tiết và nhấn mạnh ý nghĩa, vai trò lịch sử quan hệ phát triển của hai nước.

Ghi nhận các ý kiến góp ý, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đề nghị Hội đồng thẩm định Đề án đẩy nhanh tiến độ xây dựng đề án. Về nội dung, Hội động thẩm định Đề án phải đảm bảo chất lượng và quy định đưa tài liệu lồng ghép vào chương trình đào tạo phổ thông, đại học.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1351 | lượt tải:293

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1049 | lượt tải:272

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2347 | lượt tải:370

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2889 | lượt tải:471

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2212 | lượt tải:317
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập162
  • Hôm nay1,809
  • Tháng hiện tại52,116
  • Tổng lượt truy cập49,757,881
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944