Chú trọng giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ

Thứ hai - 10/05/2021 22:05 419 0
GD&TĐ - Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cơ sở giáo dục trong thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.
Chú trọng giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ

Sáng 11/5, Hội nghị tổng kết 5 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1501/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được tổ chức theo hình thức trực tuyến.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, Thứ trưởng Ngô Thị Minh chủ trì hội nghị. Khách mời tại điểm cầu Bộ GD&ĐT có ông Bùi Quang Huy, Bí thư thường trực Trung Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam, ông Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; ông Ngô Minh Hiển, Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam.

Cùng dự có Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam Vũ Minh Đức; đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Dân vận Trung ương, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, các tổ chức đoàn thể chính trị, chính trị xã hội phối hợp triển khai thực hiện Đề án; đại diện lãnh đạo văn phòng, các vụ, cục thuộc Bộ GD&ĐT; một số ban, đơn vị  thuộc Trung ương Đoàn; đại diện lãnh đạo các trường đại học trên địa bàn Hà Nội…

Tại điểm cầu 63 tỉnh, thành phố có sự tham dự của đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, thành phố; đại diện sở ban ngành liên quan như: Sở GD&ĐT, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin – Truyền thông, tỉnh Đoàn Thanh niên, đại diện một số trường phổ thông, các cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn.

Quyết định số 1501/QĐ-TTg được ban hành nhằm tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, giúp thế hệ trẻ Việt Nam bồi đắp tình yêu gia đình, đất nước, kiên định với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, giáo dục thế hệ trẻ có ý thức tuân thủ pháp luật, năng lực và bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; sức khỏe, tri thức và kỹ năng lao động; trở thành những người công dân có ích, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Sau 5 năm, với sự quan tâm Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, gia đình, nhà trường và toàn xã hội, sự phối hợp triển khai của các Bộ, ngành Trung ương và địa phương, công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh thiếu nhi, học sinh sinh viên đã đạt nhiều kết quả nổi bật, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của thế hệ trẻ Việt Nam và xã hội.

Bộ GD&ĐT tiếp tục đề xuất với Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án giai đoạn tiếp theo với quan điểm tiếp tục tăng cường giáo dục thế hệ trẻ về lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa và khơi dậy trong thanh niên, học sinh, sinh viên khát vọng cống hiến, niềm tự hào dân tộc, luôn nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão; có tinh thần trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng, xã hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra.

Việc đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu nhi, học sinh sinh viên (HSSV) được triển khai ở tất cả các cấp học, trình độ đào tạo và trong các hoạt động của tổ chức Đoàn Thanh niên, tạo hiệu quả rõ rệt.

Chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học; đã bổ sung, thay thế nội dung giáo dục đạo đức trong chương trình giáo dục hiện hành.

Công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhà giáo, cán bộ làm công tác Đoàn, Hội, Đội được tăng cường; sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh thiếu nhi, HSSV đã đạt kết quả bước đầu.

Nhiều tấm gương thanh thiếu nhi, HSSV sống đẹp, vượt khó học giỏi, tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng.

Cảnh quan, môi trường giáo dục từng bước được cải thiện theo định hướng an toàn, thân thiện, dân chủ, kỷ cương, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong xây dựng văn hóa học đường.

Tuy nhiên, quá trình triển khai đề án còn một số hạn chế cần khắc phục: mức độ quan tâm, đầu tư, triển khai của một số bộ, ngành, địa phương trong thực hiện các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ GDĐT về giáo dục đạo đức, lối sống; hoạt động giáo dục, vận động, thi đua; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ… ở một số địa phương, cơ sở giáo dục còn mang tính áp đặt, hình thức, chưa đảm bảo yêu cầu; việc tổ chức giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa cho HSSV trên môi trường mạng chưa được triển khai, gặp nhiều khó khăn về nhân lực, tài chính…

Trong khi đó, những xu hướng, trào lưu mới có dấu hiệu lệch chuẩn trong giới trẻ hiện nay còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm nảy sinh và gia tăng những vấn đề tiêu cực, tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật trong thanh thiếu niên.

Giai đoạn 2021- 2025 tới đây mở ra nhiều cơ hội cũng như khó khăn, thách thức. Bộ GDĐT và các bộ, ngành, địa phương xác định, mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện về đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp; trong đó đạo đức luôn được đặt lên hàng đầu.

Đồng thời, cần nhìn nhận, giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho thanh thiếu niên và nhi đồng là quá trình lâu dài, thường xuyên, liên tục. Điều này đòi hỏi sự sáng tạo trong tổ chức thực hiện ở địa phương, cơ sở giáo dục và sự chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành và chính quyền, đoàn thể ở địa phương, sự phối hợp đồng bộ của các lực lượng trong và ngoài trường.

ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU THEO QUYẾT ĐỊNH 1501:

  1. 100% cán bộ, đoàn viên và 80% thanh niên được tuyên truyền, học tập nghị quyết của các cấp ủy Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
  2. 99,6% cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên ban hành Quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học; 87% cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm ban hành Quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học. Các đơn vị còn lại ban hành Quy tắc ứng xử văn hóa lồng ghép trong Nội quy nhà trường, Quy chế văn hóa công sở hoặc Quy định thực hiện nếp sống văn hóa học đường.
  3. 100% cán bộ đoàn, cán bộ phụ trách thiếu nhi các cấp được bồi dưỡng, tập huấn hằng năm.
  4. Năm 2018 có 20.060.544/23.085.070 hộ “Gia đình văn hóa” (đạt 86,8%); Năm 2019, có 19 triệu “Gia đình văn hóa” trên 23 triệu hộ gia đình đăng ký (đạt 82,6%). Năm 2020 có 20.405.542/23.489.568 hộ “Gia đình văn hóa” (đạt 86,9 %).
  5. Tính đến tháng 6/2020, toàn Đoàn đã giới thiệu được 1.136.756 đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp, trong đó có 667.449 đoàn viên ưu tú được kết nạp Đảng. 100% thanh niên, HSSV tình nguyện tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện nhân đạo, hoạt động lao động tập thể. 135.070 đảng viên trẻ được kết nạp, đạt tỷ lệ 135,07% so với chỉ tiêu.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập999
  • Hôm nay32,758
  • Tháng hiện tại310,888
  • Tổng lượt truy cập51,666,847
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944