7 trường đại học kỹ thuật hàng đầu công bố chung chương trình đào tạo kỹ sư

Thứ bảy - 27/06/2020 11:09 657 0
GD&TĐ - Sáng nay, (27/6), tại trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng, 7 trường đại học kỹ thuật hàng đầu Việt Nam đã cùng ký kết thống nhất những nguyên tắc chung trong phát triển chương trình đào tạo kỹ sư.
7 trường đại học kỹ thuật hàng đầu công bố chung chương trình đào tạo kỹ sư

7 trường ĐH khối kỹ thuật tham gia Lễ ký kết công bố chung về các chương trình đào tạo kỹ sư gồm trường ĐH Bách khoa Hà Nội; trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh; trường ĐH Bách khoa - Đại học Đà Nẵng; trường ĐH Xây dựng; trường ĐH Giao thông Vận tải; trường ĐH Thuỷ Lợi và trường ĐH Mỏ-Địa chất.

Tham dự sự kiện còn có PGS.TS Nguyễn Thu Thủy – quyền Vụ trưởng Vụ Đại học, Bộ GD&ĐT, GS-TSKH Bùi Văn Ga - nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cùng đại diện một số doanh nghiệp là đối tác của các cơ sở giáo dục đại học.

7 trường đại học kỹ thuật hàng đầu công bố chung chương trình đào tạo kỹ sư - Ảnh minh hoạ 2
Mô hình đào tạo tích hợp cử nhân - kỹ sư của trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng

Được biết, các trường đại học đã cùng nhau bàn bạc và thống nhất về một số nguyên tắc phát triển các chương trình đào tạo Kỹ sư như số tín chỉ, mô hình đào tạo và tiêu chuẩn các chương trình chung.

PGS.TS Hoàng Minh Sơn – Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết: "Hiện nay, cùng đào tạo kỹ sư nhưng các trường trong khối kỹ thuật có trường đào tạo 4,5 năm nhưng cũng có trường đào tạo 5 năm. 7 trường ĐH khối kỹ thuật đã cùng thống nhất, các chương trình đào tạo Kỹ sư sẽ được xây dựng theo hướng chuyên sâu nghề nghiệp với chuẩn chương trình về đầu vào, đầu ra và khối lượng kiến thức, đảm bảo tương đương với trình độ thạc sĩ và đạt bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia. Với khối lượng kiến thức toàn khoá tối thiểu là 180 tín chỉ và chất lượng đào tạo được chuẩn hoá, người tốt nghiệp có thể học chuyển đổi kiến thức qua lại giữa văn bằng Kỹ sư và Thạc sĩ".

7 trường đại học kỹ thuật hàng đầu công bố chung chương trình đào tạo kỹ sư - Ảnh minh hoạ 3
7 trường ĐH khối kỹ thuật ký kết hợp tác sẽ đề xuất xây dựng chuẩn chương trình chung phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam

PGS.TS Hoàng Minh Sơn chia sẻ: "Từ trước đến nay, ở nước ta, bằng kỹ sư được coi như là bằng tốt nghiệp đại học, thế nhưng, kỹ sư của các nước Châu Âu lại được xem là đào tạo sau đại học chứ không phải là đại học. Việc thống nhất chuẩn mực cho các chương trình đào tạo kỹ sư được xem như là việc "trả lại tên" cho tấm bằng kỹ sư".

PGS.TS Đoàn Quang Vinh – Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng cho biết: "Các chương trình đào tạo sẽ được tổ chức theo hai mô hình chính: Mô hình đào tạo với một chương trình tích hợp Cử nhân - Kỹ sư cho cùng một ngành, cấp bằng Cử nhân và Kỹ sư cho người tốt nghiệp (chương trình toàn khoá được thiết kế cho thời gian đào tạo 5 năm hoặc 5,5 năm); và mô hình đào tạo 2 giai đoạn với 2 chương trình, tương ứng với hai trình độ Cử nhân và Kỹ sư cho cùng ngành đào tạo hoặc các ngành gần, cấp bằng Cử nhân và Kỹ sư sau khi kết thúc từng giai đoạn".

Theo GS.TS Trịnh Minh Thụ - Hiệu trưởng trường ĐH Thủy lợi thì với sự thống nhất chung này, SV sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong tiến trình học tập phù hợp với năng lực, điều kiện kinh tế, thời gian. Đây cũng là sự tiệm cận tiến tới công nhận chương trình đào tạo, tín chỉ của nhau giữa 7 trường ĐH khối kỹ thuật trong nhóm.

Theo đó, nếu SV học chương trình 4 năm sẽ nhận được bằng tốt nghiệp cử nhân; thêm từ 1-1,5 năm để có bằng tốt nghiệp với trình độ kỹ sư theo hướng chuyên sâu hơn.

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy – quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT đánh giá cao sự đổi mới chương trình đào tạo của 7 trường ĐH khối kỹ thuật hàng đầu Việt Nam tiệm cận các chuẩn mực quốc tế và kỳ vọng sẽ lan tỏa đến toàn hệ thống. "Đây là bước đi đầu tiên của hướng đi tiên phong nhằm nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động Việt Nam mà còn hướng đến hội nhập quốc tế, khi giá trị văn bằng Kỹ sư truyền thống được chuẩn hoá và nâng cao" – PGS.TS Nguyễn Thu Thủy cho biết.

Theo bản công bố chung, các trường tham gia ký kết sẽ hợp tác đề xuất xây dựng chuẩn chương trình chung phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam, đồng thời xây dựng và công bố lộ trình thực hiện phù hợp với đặc thù của mỗi trường. Chương trình đào tạo mới cũng có thể được áp dụng cho các khoá đã nhập học, tùy điều kiện thực tế từng trường và nguyện vọng của sinh viên.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập727
  • Hôm nay35,447
  • Tháng hiện tại313,577
  • Tổng lượt truy cập51,669,536
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944