Học sinh hưởng lợi từ đổi mới sáng tạo mô hình giáo dục

Chủ nhật - 28/06/2020 02:14 355 0
GD&TĐ - Những vườn rau xanh mướt, nhiều loại gia súc gia cầm được nuôi thả phong phú trong nông trại nhà trường. Đó là mô hình giáo dục gắn với lao động sản xuất được nhiều trường học vùng cao áp dụng thành công.
Học sinh hưởng lợi từ đổi mới sáng tạo mô hình giáo dục

Sự đổi mới sáng tạo trong mô hình giáo dục đã giúp HS được học kiến thức một cách trực tiếp, sinh động.

Học sinh hưởng lợi từ đổi mới sáng tạo mô hình giáo dục
HS Trường PTDTBT Tiểu học Nghĩa Thuận (Hà Giang) nuôi lợn từ thức ăn dư thừa. Ảnh: TG

Từ kiến thức đến ruộng vườn

Khu vườn rộng vài trăm mét với ngút ngàn rau xanh, trong chuồng lợn luôn thường trực 3 - 5 con lớn nhỏ là mô hình “vườn ao chuồng” được các thầy cô và HS Trường PTDTBT Tiểu học Nghĩa Thuận (xã Nghĩa Thuận huyện Quản Bạ - Hà Giang) duy trì nhiều năm nay.

Cô giáo Đinh Loan Vân - Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Thành quả lao động sản xuất này sẽ được nhà trường dùng để tăng cường vào những bữa ăn bán trú cho HS. Thậm chí, vào những kì cuộc như Tết, lễ, tổng kết nghỉ hè… HS đều được liên hoan vui vẻ bằng chính những sản phẩm có mình góp công làm ra. Dẫu chỉ mang dáng dấp một mô hình trang trại nhỏ song hiệu quả thu được lại tốt trên cả phương diện kinh tế lẫn trải nghiệm kiến thức cho HS.

Qua trao đổi, cô Đinh Loan Vân cho biết: Tiền mua giống cây và con vật ban đầu được trích ra từ nguồn quỹ nhà trường. Với đặc thù trường nội trú, hàng ngày có hơn 200 HS ăn ở, sinh hoạt tại trường nên lượng cơm canh thừa từ khẩu phần ăn của HS được thu gom tận dụng nuôi lợn. HS các lớp sẽ được GV cắt cử luân phiên và hướng dẫn cách chăm sóc, tưới rau, cho lợn ăn, vệ sinh chuồng trại. 

Là con em nông dân, nên các em không ngại công việc này, thậm chí đây là cách giúp HS được trải nghiệm và đưa kiến thức trong sách vở ra thực tiễn một cách tự nhiên hiệu quả. Nhiều HS, sau 5 năm học tại trường bên cạnh kiến thức đã thành thạo những công việc chăn nuôi trồng trọt để có thể ứng dụng và hỗ trợ gia đình, người thân.

Cô Đinh Loan Vân cũng chia sẻ: Sau thời gian nuôi lợn bằng phương pháp truyền thống, GV, HS nhà trường đã học hỏi và cho lợn ăn bằng cách ủ chua cơm canh thừa mà không cần nấu chín. Qua theo dõi, lợn phát triển nhanh, khỏe mạnh và chất lượng thịt không thua kém, thậm chí lớn nhanh hơn.Với mô hình trường học nông trại này, mỗi năm trường có thể thu hoạch từ 2 - 3 lứa lợn, rau xanh thu hoạch theo tuần, tháng. Lượng rau xanh và thịt lợn sạch do chính tay HS và GV tạo ra đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú.

Trường Tiểu học Bản Xen (xã Bản Xen, huyện Mường Khương, Lào Cai) cũng là một trong những cơ sở thành công về thực hiện giáo dục qua mô hình trường học nông trại.

Trường Tiểu học Bản Xen nằm giữa khu dân cư sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt và nuôi cá, gia cầm, gia súc. Nhà trường đã bàn bạc với cộng đồng xây dựng khu nông trại trong trường học gồm ao cá, chuồng nuôi chim bồ câu Pháp, chuồng nuôi ngỗng, gà, khu nuôi dê, vườn rau xanh…

Bà Trần Thị Minh Thu – Trưởng phòng Giáo dục tiểu học (Sở GD&ĐT Lào Cai) cho biết: Từ thực tế triển khai, Trường Tiểu học Bản Xen đã xây dựng được cuốn tài liệu của mô hình gồm 4 bài (4 tiết/bài). Mỗi bài được xây dựng về kĩ thuật chăm sóc và nuôi chồng cây, con cụ thể như chăm sóc dê, gà, ngỗng, chim bồ câu, cá; trồng và chăm sóc rau, hoa. Đáng nói, cuốn tài liệu đã được nhiều trường tiểu học tham khảo và áp dụng hiệu quả.

Học sinh hưởng lợi từ đổi mới sáng tạo mô hình giáo dục - Ảnh minh hoạ 2
Thu hoạch rau xanh từ mô hình trường học nông trại tại Trường PTDTBT TH Tả Gia Khâu (Mường Khương – Lào Cai). Ảnh: NTCC

Hướng đi cho trường vùng khó

Theo bà Nguyễn Thị Minh Xuân – Trưởng phòng GD&ĐT Mường Khương: Mô hình trường học nông trại được thực hiện tại trường Tiểu học Bản Xen đã giúp HS có cơ hội được học và cùng nhau làm việc. HS được tiếp cận những điều liên quan mật thiết đến cuộc sống, bên cạnh sự giúp đỡ, hướng dẫn và cổ vũ của thầy cô, cha mẹ và cộng đồng trong việc lĩnh hội kiến thức cũng như thực hành nghề chăn nuôi, trồng trọt…

Đặc biệt từ khi triển khai thực hiện, nhiều HS đã mạnh dạn đề xuất ý tưởng giúp mô hình thêm phát triển. Ví như em Lò Văn Đức, HS lớp 4 Trường Tiểu học Bản Xen đã đề nghị dùng dê ăn cỏ thay dao cắt cỏ trên sân trường. Em Lưu Thị Huệ, HS lớp 3 –Trường Tiểu học Bản Xen đề nghị làm máng đựng phân dạng ngăn kéo dưới chuồng chim bồ câu để vừa dễ lấy phân vừa giữ vệ sinh chung cho khu chuồng trại.

Trường học Nông trại của Trường Tiểu học Bản Xen được đánh giá là mô hình giáo dục kết hợp hài hòa giữa học kiến thức nhà trường và học kiến thức từ cha mẹ, cộng đồng. Đặc biệt mô hình này đã và đang được các trường PTDTBT Tiểu học và các trường thuộc vùng nông thôn tỉnh Lào Cai quan tâm và thực hiện.

Cô Đinh Loan Vân - Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Nghĩa Thuận cũng bày tỏ quan điểm: Trong số hơn 400 HS của trường thì 99% HS dân tộc và có hoàn cảnh khó khăn. Sau giờ học và những ngày nghỉ, HS vẫn lao động nhiều công việc. Vì vậy, dạy kiến thức là nhiệm vụ quan trọng song dạy kĩ năng sống để các em có thể ứng dụng vào thực tế, hỗ trợ và giúp đỡ gia đình cũng vô cùng cần thiết.

Rõ ràng đổi mới, sáng tạo trong giáo dục đích cuối không chỉ là kiến thức trên sách vở mà còn giúp HS được trải nghiệm và thu nhận nhiều kĩ năng cuộc sống, biết ứng dụng kiến thức, kĩ năng vào thức vào thực tế để tạo ra những giá trị mong muốn. Trường học nông trại chính là một trong những mô hình giáo dục đáp ứng được yêu cầu này. Giúp HS khi ra trường vừa có cả kiến thức vừa có kĩ năng cần thiết để sinh tồn và phát triển. 

Với mô hình trường học nông trại, nhà trường không chỉ huy động được sự tham gia của GV trong việc hướng dẫn HS các kiến thức chăn nuôi, trồng trọt, lao động sản xuất mà bản thân GV và HS cũng phát huy được sự sáng tạo, linh hoạt kiến thức trên sách vở vào thực tế. Những giá trị tạo ra từ mô hình trường học nông trại đóng góp thiết thực vào sinh hoạt đời sống của HS vùng khó, mang tới hiệu quả đa chiều cho HS trong và sau khi ra trường. - Thầy Phùng Thế Tùng – Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Tả Gia Khâu.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập800
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm799
  • Hôm nay28,349
  • Tháng hiện tại306,479
  • Tổng lượt truy cập51,662,438
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944