9 nhiệm vụ, 5 giải pháp trong năm học 2018 - 2019

Thứ năm - 02/08/2018 05:22 773 0
GD&TĐ - Năm học 2018 - 2019, ngành GD ổn định những đổi mới của ngành; đồng thời triển khai thực hiện một số công việc trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng GD, kỷ cương, nền nếp và giải quyết các vấn đề bức xúc trong dư luận xã hội.
9 nhiệm vụ, 5 giải pháp trong năm học 2018 - 2019

GDMN thực hiện cơ chế, chính sách phát triển trường, lớp ở khu công nghiệp, khu chế xuất; đẩy mạnh các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, giảm bạo hành trẻ và giải quyết tình trạng thiếu giáo viên.

GDPT tiếp tục chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình, SGK mới, nhất là đối với lớp 1; nâng cao chất lượng công tác thi, kiểm tra đánh giá đặc biệt là Kỳ thi THPT quốc gia; tăng cường GD đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho HS; triển khai đổi mới cơ chế quản lý trong các trường phổ thông.

GDĐH tiếp tục đẩy mạnh việc tự chủ của các trường ĐH, nâng cao chất lượng đào tạo phù hợp với bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đáp ứng nhu cầu của xã hội để SV ra trường có việc làm phù hợp với chuyên ngành đào tạo.

Triển khai CT mới, thí điểm trường ĐH không bộ chủ quản

Những nhiệm vụ chủ yếu trong năm học 2018 - 2019 sẽ được ngành GD tập trung thực hiện gồm: Rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở GD-ĐT trong cả nước; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và CBQL GD các cấp; Đổi mới chương trình GDMN, GDPT; đẩy mạnh GD hướng nghiệp và định hướng phân luồng trong GDPT;

Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo; Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy, học và QLGD; Đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở GD-ĐT; Hội nhập quốc tế trong GD-ĐT; Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động GD-ĐT; Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Cụ thể, tổ chức rà soát, quy hoạch mạng lưới cơ sở GDPT; xây dựng, ban hành các tiêu chí, tiêu chuẩn trường học, lớp học…; tiếp tục hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các cơ sở GDĐH và đào tạo giáo viên. Nghiên cứu, đề xuất và trình Chính phủ ban hành chính sách phát triển trường lớp mầm non ở khu công nghiệp, khu chế xuất và hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện...

Rà soát, điều chỉnh hoặc ban hành mới định mức số lượng người làm việc theo vị trí việc làm ở các cơ sở GD-ĐT theo chủ trương tinh giản biên chế và thực hiện Chương trình GDPT mới. Các địa phương thực hiện rà soát, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên, có phương án phù hợp để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, nhất là những vùng tăng trưởng “nóng” về quy mô HS.

Bồi dưỡng giáo viên, CBQL thực hiện chương trình, SGK GDPT mới, ưu tiên bồi dưỡng đối với đội ngũ giáo viên dạy lớp 1. Triển khai thực hiện chuẩn, đánh giá đội ngũ giáo viên và hiệu trưởng cơ sở GD theo chuẩn. Chấn chỉnh, xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân vi phạm đạo đức nhà giáo...

Thẩm định, ban hành và hướng dẫn các Sở GD&ĐT, các cơ sở GDPT thực hiện Chương trình GDPT mới. Chỉ đạo việc tổ chức biên soạn một bộ SGK đủ các môn học ở các lớp học từ lớp 1 - 12, trong đó ưu tiên đối với lớp 1. Đồng thời, khuyến khích tổ chức, cá nhân biên soạn SGK theo Chương trình GDPT mới...

Tiếp tục hoàn thiện, ban hành và triển khai các chương trình, SGK, giáo trình, tài liệu, học liệu ngoại ngữ. Phát triển, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ. Tiếp tục đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá năng lực ngoại ngữ của HS, SV theo chuẩn đầu ra ngay trong quá trình và theo kết quả từng giai đoạn GD-ĐT...
Hoàn thiện cơ sở dữ liệu của toàn ngành GD. Triển khai đồng bộ các phần mềm quản lý trong các Sở GD&ĐT. Xây dựng đưa vào sử dụng và khai thác có hiệu quả Kho học liệu số toàn ngành, ngân hàng câu hỏi trực tuyến dùng chung vào đổi mới nội dung, phương pháp dạy, học, kiểm tra đánh giá. Tiếp tục nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT cho cán bộ, giáo viên, giảng viên, HS, SV...

Trình Chính phủ Nghị định về quản lý trong cơ sở GDMN, GDPT; Nghị định quy định cơ chế tự chủ đối với cơ sở GDĐH công lập và các văn bản hướng dẫn, quy định cụ thể về tự chủ đối với các cơ sở GDĐH công lập. Xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị quyết về chủ trương thực hiện thí điểm cơ chế không có cơ quan chủ quản đối với các trường ĐH.

Tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; trên cơ sở đó, địa phương xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo; đặc biệt chú trọng các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo và mua sắm bổ sung thiết bị dạy học còn thiếu.

Thúc đẩy phát triển một số cơ sở GDĐH, ngành đào tạo ngang tầm khu vực, quốc tế và cơ sở đào tạo giáo viên chất lượng cao. Nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách hữu hiệu thu hút HS giỏi vào học ngành sư phạm.

Hoàn thiện thể chế về GD-ĐT

Hoàn thiện thể chế về GD-ĐT là 1 trong 5 giải pháp cơ bản của ngành GD trong năm học 2018 - 2019. Theo đó, sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua Luật GD sửa đổi và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH; ban hành các văn bản hướng dẫn Luật. Rà soát các cơ chế, chính sách đã ban hành; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật về GD-ĐT. Tiếp tục triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý; đẩy mạnh việc thực hiện tự chủ trong các cơ sở GD-ĐT. Tăng cường mạnh mẽ công tác thanh tra, đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý GD...

Cùng với việc hoàn thiện thể chế về GD-ĐT, ngành GD cũng chú trọng nâng cao năng lực lãnh đạo của CBQL GD các cấp; Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho GD-ĐT; Nâng cao năng lực lãnh đạo của CBQL GD các cấp; Tăng cường công tác khảo thí và kiểm định chất lượng GD; Đẩy mạnh công tác truyền thông về GD-ĐT.

Rà soát, hoàn thiện các quy định về cơ chế, chính sách hiện hành và bổ sung các quy định mới đảm bảo đối xử bình đẳng và tạo môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch giữa cơ sở GDĐT công lập và tư thục, giữa cơ sở GDĐT trong nước và có yếu tố nước ngoài nhằm tạo hấp dẫn và thúc đẩy công tác huy động, tạo lập môi trường đầu tư.

Năm học mới, các chuẩn, tiêu chí CBQL các cấp sẽ được ban hành và triển khai chương trình, kế hoạch bồi dưỡng đạt chuẩn các vị trí chức danh quản lý. Tiếp tục đổi mới phương thức quản lý, nâng cao năng lực quản trị trong các cơ sở GD-ĐT. Thực hiện đánh giá, phân loại CBQL theo chuẩn; bổ nhiệm CBQL GD các cấp căn cứ năng lực quản lý, lãnh đạo và đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn chức danh theo quy định; tăng cường hơn nữa kỷ cương, kỷ luật đối với CBQL GD...

Đề xuất các nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ các địa phương thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị. Tổ chức thực hiện Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình GD mầm non và GDPT sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đẩy mạnh xã hội hóa, trước hết đối với GD ĐH...

Tiếp tục hoàn thiện Kỳ thi THPT quốc gia lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ tuyển sinh GDĐH, tuyển sinh GD nghề nghiệp, khắc phục tình trạng chạy theo thành tích trong GD, giảm áp lực cho HS, gia đình và xã hội...

Tác giả bài viết: Nhóm PV ban GD

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập291
  • Hôm nay23,804
  • Tháng hiện tại301,934
  • Tổng lượt truy cập51,657,893
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944