Bàn giải pháp thúc đẩy nghiên cứu khoa học công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học

Thứ tư - 27/05/2020 06:05 369 0
GD&TĐ - Sáng nay (27/5), Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc chủ trì Hội thảo “Các giải pháp, chính sách nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ, gắn với nhu cầu nghiên cứu khoa học và nhóm nghiên cứu”.
Bàn giải pháp thúc đẩy nghiên cứu khoa học công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc trao đổi: Sau khi Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học có hiệu lực (Luật số 34) và Nghị định số 99/2019/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật này đã giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học.

Nhấn mạnh chủ đề của hội thảo là nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ, gắn với nhu cầu nghiên cứu khoa học và nhóm nghiên cứu, Thứ trưởng cho biết, Bộ đang xây dựng nghị định và các thông tư đi kèm liên quan đến hoạt động khoa học công nghệ trong các cơ sở giáo dục.

Chủ đề của hội thảo và các ý kiến tham luận của các nhà khoa học sẽ là cơ sở để Bộ GD&ĐT nghiên cứu đưa vào nghị định và các thông tư hướng dẫn.

Luật số 34 có hiệu lực đã giao quyền cho các cơ sở giáo dục đại học. Đây là phương tiện giúp các trường nâng cao chất lượng đào tạo, trong đó có đào tạo tiến sĩ. Quá trình soạn thảo các văn bản đi kèm sẽ xây dựng theo tinh thần đó.

Theo Thứ trưởng, cách đây khoảng 7 năm, số lượng bài báo công bố quốc tế uy tín tăng gấp 3 lần. Đây là bước phát triển mạnh về nghiên cứu khoa học và chúng ta đã chú trọng đến hội nhập hội quốc tế.

Qua đó cho thấy, năng lực nghiên cứu khoa học của các trường đại học có sự phát triển khá mạnh. Ví dụ trong ASEAN, Việt Nam đứng số 1 về công bố quốc tế đối với lĩnh vực Toán.

Tới đây, việc sửa đổi Quy chế về tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ cần tham khảo kinh nghiệm của các nước phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, những gì đã, đang triển khai tốt, còn phù hợp thì tiếp tục kế thừa và phát huy. Những gì còn bất cập và là rào cản thì cần rà soát lại để sửa đổi, bổ sung, nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn và hội nhập với thế giới.

Thứ trưởng cho biết: Bộ GD&ĐT sẽ có phương án báo cáo với Bộ Tài chính để xây dựng cơ chế chính sách. Nếu nghiên cứu sinh có học bổng thì họ sẽ chuyên tâm vào nghiên cứu khoa học hơn.

“Với định hướng về cơ chế chính sách như vậy, các đại biểu có thể thảo luận, trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ tiếp thu để có cơ sở xây dựng văn bản, nhằm phát triển nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại” – Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc trao đổi.

Cũng theo Thứ trưởng, chủ đề của hội thảo còn gắn với nhóm nghiên cứu mạnh. Thực tế, nhiều trường đã thành lập nhóm nghiên cứu mạnh. Đây được coi là tổ ấm, để các nhà nghiên cứu khoa học gắn bó sáng tạo.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập585
  • Hôm nay47,204
  • Tháng hiện tại325,334
  • Tổng lượt truy cập51,681,293
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944