NCKH trong trường đại học: Bức tranh đa sắc màu

Thứ tư - 27/05/2020 01:13 747 0
GD&TĐ - Nghiên cứu khoa học trong trường ĐH là công việc nhiều khó khăn. Bên cạnh những cơ sở GDĐH còn đang mày mò tìm lối ra thì một số đơn vị đã có những nỗ lực bứt phá, góp phần tạo nên bức tranh nghiên cứu khoa học đa sắc màu.
NCKH trong trường đại học: Bức tranh đa sắc màu

Đẩy mạnh nhóm nghiên cứu trọng điểm

Theo Bảng tổng hợp số lượng - tiền thưởng bài báo khoa học trên tạp chí trong danh mục ISI, SCI, SCIE (kèm theo Quyết định số 718/QĐ-BGDĐT ngày 11/3/2020) của Bộ GD&ĐT, năm 2019 có 33 cơ sở GDĐH trên khoảng 50 cơ sở GDĐH trực thuộc Bộ GD&ĐT được nhận tiền thưởng. Đơn vị đứng đầu danh sách này là Trường ĐH Bách khoa Hà Nội với 375 bài báo, xếp thứ nhì là ĐH Huế với 225 bài báo; Trường ĐH Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm TDTT TPHCM, Học viện Quản lý Giáo dục, mỗi đơn vị chỉ có 1 bài báo trong năm 2019. Điều này cho thấy tỷ lệ nghiên cứu khoa học (NCKH) không đồng đều giữa các cơ sở GDĐH.

Một số trường như: ĐH Mỹ thuật công nghiệp, ĐH Luật TPHCM, ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương… không có tên trong Bảng tổng hợp số lượng - tiền thưởng bài báo khoa học trên tạp chí trong danh mục ISI, SCI, SCIE năm 2019 của Bộ GD&ĐT.

Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (HCMUTE), trong bảng tổng hợp bài báo khoa học năm 2019, HCMUTE tăng 1 bậc so với năm 2018. Còn nếu tính riêng khu vực TPHCM, HCMUTE có 93 bài báo, đứng thứ 2, sau Trường ĐH Mở TPHCM.

PGS.TS Hoàng An Quốc – Trưởng phòng Khoa học công nghệ và Quan hệ quốc tế (HCMUTE) cho biết: Công tác NCKH của trường tập trung vào 2 lĩnh vực: Khoa học giáo dục nghề nghiệp và khoa học kỹ thuật công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Định hướng trở thành trung tâm NCKH, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp hàng đầu Việt Nam, ngang tầm với các trường đại học uy tín trong khu vực và thế giới, HCMUTE đã thành lập 13 nhóm nghiên cứu trọng điểm, 5 trung tâm chuyển giao công nghệ, phân cấp đề tài cơ sở thành đề tài cấp trường trọng điểm (đề tài cần kinh phí lớn, sản phẩm là các bài báo đăng trên tạp chí uy tín) và đề tài cấp trường. Ngoài ra, nhà trường còn có đề tài dành cho giảng viên trẻ, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên nhằm giao quyền tự chủ cho các khoa chuyên môn chủ động, tạo ra hướng đi phù hợp với thế mạnh của từng đơn vị trong trường...

NCKH trong trường đại học: Bức tranh đa sắc màu - Ảnh minh hoạ 2
Ảnh minh họa/ INT

Tín hiệu khởi sắc từ khối trường khoa học xã hội

Nằm trong hệ thống ĐH Quốc gia TPHCM, trong những năm gần đây, hoạt động NCKH của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM (ĐHKHXH&NV) có những chuyển biến tích cực về cả số lượng lẫn chất lượng.

Theo TS Trần Anh Tiến - Trưởng phòng Quản lý khoa học và Dự án (ĐHKHXH&NV – ĐHQG TPHCM), trong thời gian qua, chất lượng các công trình NCKH của SV được cải thiện đáng kể, tỷ lệ đề tài đạt các giải thưởng ngoài trường từ 4,6% (năm 2018) lên 5,1% (năm 2019). Đặc biệt, trong năm 2019, nhà trường có đề tài NCKH đạt giải Nhì giải thưởng “Sinh viên NCKH” do Bộ GD&ĐT, Bộ KH&CN, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam đồng tổ chức và 1 giải Nhất “Giải thưởng NCKH sinh viên” cấp ĐHQG TPHCM.

“Hoạt động NCKH của trường có thay đổi đáng kể cả về số lượng lẫn chất lượng. Đây cũng là nỗ lực của tập thể nhà trường trong việc thúc đẩy các hoạt động NCKH để thực hiện tầm nhìn chung của ĐHQG TPHCM hướng đến ĐH nghiên cứu. Nhà trường đã có những sáng kiến hiến kế cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh ở miền Đông lẫn miền Tây Nam Bộ” - TS Trần Anh Tiến chia sẻ.

Một điểm nhấn đáng chú ý là Trường ĐHKHXH&NV TPHCM hình thành và phát triển nhóm nghiên cứu mạnh, trong đó tập hợp được các nhà khoa học trong cùng lĩnh vực để thực hiện dự án nghiên cứu, đồng thời tạo lập môi trường cho nhà nghiên cứu trẻ học hỏi. Cụ thể, nhà trường đã thành lập các nhóm nghiên cứu: Nhóm nghiên cứu Xã hội & Nhân văn; Lịch sử vùng đất Nam Bộ; Hán Nôm phương Nam; Lịch sử - Khảo cổ học; Nhân học; Tôn giáo; Xã hội học – Công tác xã hội... Các nhóm này đã tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu, tổ chức chội thảo khoa học, seminar để công bố kết quả nghiên cứu.

Nhà trường tiếp tục xây dựng nhóm nghiên cứu mạnh theo các lĩnh vực ưu tiên phát triển của trường, nhằm tối ưu hóa nguồn nhân lực của đơn vị cũng như sử dụng hiệu quả nguồn lực hiện có phục vụ các mục tiêu cụ thể. Đồng thời duy trì công tác nghiên cứu hàn lâm, dài hạn, cùng nghiên cứu ngắn hạn, quy mô nhỏ tập trung giải quyết vấn đề đổi mới sáng tạo phục vụ các nhóm đối tượng cụ thể. Tăng cường đầu tư kinh phí cho các đề tài cấp cơ sở, ưu tiên cho cán bộ trẻ và đề tài có đăng ký sản phẩm công bố quốc tế.  - TS Trần Anh Tiến 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập579
  • Hôm nay26,227
  • Tháng hiện tại304,357
  • Tổng lượt truy cập51,660,316
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944