Bộ GD&ĐT nói gì trước ý kiến phản ánh chương trình lớp 1 nặng?

Thứ năm - 01/10/2020 00:08 230 0
GD&TĐ - Một số ý kiến phụ huynh cho rằng chương trình Tiếng Việt lớp 1 hơi nặng. Theo lí giải từ lãnh đạo Vụ GD Tiểu học, có thể việc tăng thời lượng học Tiếng Việt (dù kiến thức không cao hơn chương trình hiện hành) tạo nên cảm giác này.
Bộ GD&ĐT nói gì trước ý kiến phản ánh chương trình lớp 1 nặng?

Ý kiến phụ huynh phản ánh về chương trình lớp 1 được phóng viên đưa ra tại họp báo thường kỳ quý III của Bộ GD&ĐT chiều 30/9.

Chia sẻ rằng Bộ GD&ĐT chưa nhận được phản ánh chính thức về nội dung này, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học cho biết: Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, trong đó có chương trình các môn học lớp 1 đã qua nhiều công đoạn với quy trình chặt chẽ trước khi ban hành; trong đó có thực nghiệm, lấy ý kiến góp ý rộng rãi, được Hội đồng quốc gia công bố.

Chương trình có quy định rõ ràng về chuẩn đầu ra và khung thời lượng trong năm học. Giáo viên có nhiệm vụ phân tích chương trình, sách giáo khoa và thiết kế kế hoạch dạy học môn học của mình để đạt mục tiêu chương trình đề ra. Kế hoạch được xây dựng phải dựa trên nhiều yếu tố, trong đó có điều kiện triển khai, đối tượng học sinh...

Bộ GD&ĐT đã đi kiểm tra, dự giờ các đơn vị và có tiếp xúc với giáo viên, phụ huynh, học sinh, đều nhận được ý kiến phản hồi, khẳng định, dựa trên tính linh hoạt và tự chủ chuyên môn của giáo viên, nhà trường có hành lang pháp lý đầy đủ để giáo viên triển khai việc này.

Ví dụ, với lớp 1, chương trình có điều chỉnh dựa trên quan điểm là cố gắng giúp học sinh đọc thông viết thạo sau khi học xong lớp 1 để từ đó có thể học tốt các môn khác. Do đó, dù kiến thức không cao hơn chương trình hiện hành, nhưng môn Tiếng Việt lớp 1 đã tăng thời lượng lên 420 tiết (chương trình hiện hành là 350 tiết). Bởi vậy, tần suất học Tiếng Việt trong tuần của học sinh lớp 1 chắc chắn sẽ nhiều hơn chương trình hiện hành.

Cũng theo ông Thái Văn Tài, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã quy định cụ thể về phát triển chương trình. Theo đó, phát triển chương trình giáo dục phổ thông là hoạt động thường xuyên, bao gồm các khâu đánh giá, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chương trình trong quá trình thực hiện.

Trong quá trình thực hiện, Bộ GD&ĐT tổ chức khảo sát thực tế, tham khảo ý kiến các cơ quan quản lý giáo dục, các trường, cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và những người quan tâm để đánh giá chương tình, xem xét, điều chỉnh, xây dựng chương trình các môn học (nếu cần thiết) và hướng dẫn thực hiện các điều chỉnh (nếu có).

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1350 | lượt tải:293

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1046 | lượt tải:272

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2347 | lượt tải:370

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2889 | lượt tải:471

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2212 | lượt tải:317
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập54
  • Hôm nay4,380
  • Tháng hiện tại36,151
  • Tổng lượt truy cập49,741,916
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944