Cây cầu nối liền con chữ

Thứ hai - 15/10/2018 00:10 442 0
GD&TĐ - Mưa lũ kéo dài những ngày cuối tháng 8/2018 trên địa bàn xã Xuân Nha, huyện Vân Hồ - Sơn La đã khiến nhiều đoạn đường, nhà dân bị vùi lấp sạt lở. Cây cầu bê tông bắc qua suối Hin tại bản Chiềng Hin hàng ngày cho hơn 300 học sinh đến lớp cũng bị cuốn trôi theo dòng lũ. Một cây cầu tạm bằng tre, gỗ đã được các chiến sĩ đồn Biên phòng Tân Xuân gấp rút hoàn thành để HS có thể tới trường.
Cây cầu nối liền con chữ

Để HS đến trường đúng ngày khai giảng

Đồn Biên phòng Tân Xuân (BCH Biên phòng tỉnh Sơn La) đứng chân trên địa bàn xã Tân Xuân. Qua nắm bắt tình hình và thiệt hại do mưa lũ kéo dài trên địa bàn xã Xuân Nha từ các chiến sĩ cho thấy cây cầu bê tông bắc qua suối Hin tại bản Chiềng Hin đã bị nước lũ cuốn trôi. Nếu không có một chiếc cầu tạm thay thế thì hơn 300 HS thuộc cụm trường mầm non, tiểu học xã Xuân Nha sẽ không có đường tới trường và được dự lễ khai giảng năm học mới như biết bao học sinh khác trên toàn quốc.

Quyết không để học sinh vùng khó phải chịu thêm thiệt thòi, cán bộ chỉ huy của đồn Tân Xuân đã nhanh chóng quyết định dựng gấp cây một cầu tạm bằng tre gỗ bắc qua suối. Bởi chỉ có cách này thì học sinh mới không phải lội qua suối lạnh ướt đến trường trong ngày đầu tiên của năm học cũng như sau này.

Chỉ trong một ngày hơn 40 chiến sĩ đồn Tân Xuân đã được huy động, người làm công tác thăm dò, người tỏa vào rừng cách điểm dựng cầu cả km để tìm kiếm gỗ và chặt tre. Chặt được tre thì đường sá giao thông bị tắc nghẽn do sạt lở không thể vận chuyển bằng xe cơ giới khiến các chiến sĩ không còn cách nào khác là đặt lên vai vác về. 50 cây tre nặng cùng 20 cây gỗ đã được các chiến sĩ vận chuyển hoàn toàn thô sơ bằng sức người và tốn nhiều công sức.

Thiếu tá Lò Văn Tích – Chính trị viên phó đồn BP Tân Xuân cũng cho biết: Thời điểm tiến hành dựng cầu trời vẫn mưa, nước suối dâng cao, chưa rút. Nhiều chiến sĩ phải ngâm mình trong nước suối, nước mưa hàng giờ đồng hồ để đóng cọc, giằng néo, buộc từng mối cầu. Từng cây tre dài được ghép nối cẩn thận, chính xác nhất để sao cho mặt cầu khít và dễ đi nhất...

Mặc dù cầu tạm đã được bắc để hàng ngày đường tới trường của HS bớt vất vả, nguy hiểm, tuy nhiên ước mơ của thiếu tá Lò Văn Tích có lẽ cũng giống như của hơn 300 HS và PHHS nơi đây, đó là một cây cầu kiên cố qua suối bằng bê tông cốt sắt sẽ được dựng. Xã vùng cao biên giới Xuân Nha cũng thuộc địa bàn chịu ảnh hưởng nhiều mưa lũ, liệu cây cầu tạm của bộ đội dựng cho HS sẽ trụ vững tới bao giờ? Việc học hành thì diễn ra gần như quanh năm suốt tháng. Chỉ cần sơ suất là HS hoàn toàn có thể bị ngã xuống suối và nguy hiểm đến tính mạng.

Đồng hành cùng con chữ

Cây cầu nối liền con chữ - Ảnh minh hoạ 2
Chiến sĩ đồn BP Tân Xuân dựng cầu tạm
 cho hơn 300 HS có đường tới lớp 

Dựng cầu tạm bắc qua suối để HS tới trường chỉ là một trong nhiều việc làm ý nghĩa mà cán bộ chiến sĩ đồn biên phòng Tân Xuân dành cho học sinh xã biên giới nghèo Xuân Nha.

Được biết, trong nhiều năm qua cán bộ chiến sĩ của đồn Tân Xuân vẫn duy trì và thực hiện có hiệu quả chương trình nâng bước em đến trường do Bộ Tư lệnh BĐBP phát động và triển khai. Đồn đã xây dựng kế hoạch phối hợp với cấp ủy chính quyền địa phương và các nhà trường trên địa bàn xã Tân Xuân lựa chọn những học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, mô côi cha mẹ nhưng có ý chí và học lực khá để tiếp sức bằng vật chất cho các em trên con đường tới trường.

Hiện nay, đơn vị đã lựa chọn được 3 HS (Phàng A Tu nhà ở bản Láy, học lớp 3 trường TH Tân Xuân; Phàng A Tồng nhà ở bản Lang học lớp 8 trường THCS BT Tân Xuân; Hờ A Ly nhà ở bản Cột Mốc, học lớp 3 trường TH Tân Xuân) để đầu tư từ lớp 1 đến khi các em tốt nghiệp lớp 12. Hàng tháng mỗi em được đồn phụ cấp 500 nghìn đồng cho việc mua sắm sách vở, quần áo, ăn uống sinh hoạt.

Không chỉ dừng lại ở chương trình nâng bước em đến trường, CBCS đồn BP Tân Xuân còn tự nguyện đóng góp để mua sách vở, bút viết... cho nhiều học sinh khác.

Một trong những điều đặc biệt tại địa bàn xã Tân Xuân đó là tỉ lệ cha mẹ HS là người nghiện hút, chịu thi hành án về ma túy khá nhiều. Các trường hợp này HS gần như bị bỏ rơi trong việc chăm sóc và giáo dục. Một số HS được ông bà nội, ngoại hoặc người thân nhận về nuôi, song người thân cũng thuộc diện khó khăn đói nghèo nên việc quan tâm đến sức khỏe, giáo dục đạo đức, kĩ năng hàng ngày không được quan tâm chú ý. Với những trường hợp này, cán bộ chiến sĩ phải nắm vững hoàn cảnh, danh sách để kết hợp với chính quyền xã, nhà trường cùng giúp đỡ về tinh thần, vật chất và giáo dục.

Mặc dù cầu tạm đã được bắc để hàng ngày đường tới trường của HS bớt vất vả, nguy hiểm, tuy nhiên ước mơ của thiếu tá Lò Văn Tích có lẽ cũng giống như của HS và PHHS nơi đây, đó là một cây cầu kiên cố qua suối bằng bê tông cốt sắt sẽ được dựng. Có như vậy, đường tới trường của giáo viên và học sinh mới đảm bảo an toàn. Nỗi lo đường tới trường không còn hiện hữu trong câu chuyện, giấc mơ của người dân nơi đây. 

Tác giả bài viết: Đức Hạnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập315
  • Hôm nay22,399
  • Tháng hiện tại300,529
  • Tổng lượt truy cập51,656,488
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944