Chấn hưng văn hóa bắt đầu từ giáo dục: Hình thành nhân cách và vun đắp giá trị truyền thống

Thứ tư - 02/02/2022 01:06 272 0
GD&TĐ - Muốn xây dựng nền văn hóa tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc đòi hỏi phải có con người tiên tiến, hiện đại.
Chấn hưng văn hóa bắt đầu từ giáo dục: Hình thành nhân cách và vun đắp giá trị truyền thống

Do đó, giáo dục có vai trò quan trọng trong việc định hướng, dẫn dắt quá trình hình thành, phát triển nhân cách mỗi cá nhân.

Văn hóa gắn liền với con người

Phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021, khẳng định văn hóa là con người. Phó Thủ tướng cho rằng để chấn hưng văn hóa thì phải bắt đầu từ giáo dục: “Phải thực hiện bằng được đổi mới căn bản giáo dục, phải cầu thị và rất kiên trì”.

Việc chấn hưng văn hóa theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Chấn hưng văn hóa không phải là làm cái gì khác đi mà chấn hưng là làm cho nó sáng hơn, phát triển hơn.

“Văn hóa còn thì dân tộc còn”, với tầm quan trọng đó, việc chấn hưng văn hóa là việc cần thiết phải thực hiện trong giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Trong đó, giáo dục là yếu tố tiên quyết trong việc hình thành nhân cách con người và xây dựng giá trị truyền thống của dân tộc. Nhân cách con người được hình thành bằng ba con đường: Nhà trường, gia đình và xã hội.

Chấn hưng văn hóa phải bắt đầu từ giáo dục là một quan điểm tất yếu xuất phát từ nhiệm vụ, chức năng của giáo dục. Do đó, muốn xây dựng nền văn hóa tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc đòi hỏi phải có con người tiên tiến, hiện đại. Do đó giáo dục có vai trò quan trọng trong việc định hướng, dẫn dắt quá trình hình thành, phát triển nhân cách của mỗi con người.

Trong nhà trường, giáo dục văn hóa không nằm ở một môn học cụ thể mà thông qua toàn bộ môn học, các hoạt động giáo dục. Mỗi môn học góp phần giáo dục văn hóa cho học sinh với những nội dung theo đặc thù riêng.

Như môn Giáo dục công dân trong trường học, giúp học sinh THPT trở thành con người có tri thức, phẩm chất năng lực. Bên cạnh đó, phát triển hoàn thiện các mặt: Đức, Trí, Thể, Mĩ. Môn học trực tiếp hình thành phẩm chất chính trị, đạo đức tư tưởng cho học sinh thông qua việc trang bị thế giới quan và nhân sinh quan khoa học. Qua đó, trực tiếp hình thành niềm tin, lý tưởng, đạo đức, ý thức pháp luật, xây dựng nhân cách con người đặc biệt là những giá trị cốt lõi như: Sự tử tế, tính lương thiện, trung thực, lòng nhân ái và tinh thần trách nhiệm cho thế hệ công dân tương lai của đất nước.

Học sinh được học về triết học, thế giới quan duy vật, phương pháp luận biện chứng, về đạo đức… Qua đó, các em hình thành văn hóa ứng xử, cách suy nghĩ, ứng xử đúng, tạo nên nền văn hóa chuẩn mực với các thước đo chung về phẩm chất, năng lực (lớp 10). Hay học sinh được học về kinh tế, hàng hóa, tiền tệ, hiểu được mối tương quan hàng hóa, tiền tệ, thị trường.

Thông qua đó, các em được biết thế nào là cạnh tranh lành mạnh, không lành mạnh, được biết về chủ nghĩa xã hội có những ưu điểm mà ở các chế độ xã hội khác không có, về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Từ đó khơi dậy lòng yêu nước, đồng thời có ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước (lớp 11). Đến lớp 12, các em được tiếp cận với pháp luật cơ bản, về quyền và nghĩa vụ của công dân, là hành trang để các em có ý thức về sử dụng pháp luật, tuân thủ pháp luật, thực hiện pháp luật, từ đó sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

Chấn hưng văn hóa bắt đầu từ giáo dục: Hình thành nhân cách và vun đắp giá trị truyền thống - Ảnh minh hoạ 2
Cô Ngô Thị Hải, giáo viên Lịch sử, Trường PTDTNT Đăk Hà (tỉnh Kon Tum).

Gìn giữ, phát huy văn hóa truyền thống

Quá trình giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh còn được giáo viên thực hiện thường xuyên, qua các tiết học cụ thể. Trong mỗi bài dạy, giáo viên thường xuyên cập nhật về tính xã hội để liên hệ giữa thực tiễn và kiến thức, như: Những tấm lòng nhân ái trong đại dịch Covid-19, trong bão lũ, thiên tai ở mọi miền đất nước, về những hành vi lệch chuẩn trên mạng xã hội… Qua đó giúp các em có cái nhìn đúng đắn hơn về bản thân, tự điều chỉnh hành vi, kỹ năng sống, cách ứng xử trong văn hóa học đường, văn hóa giao thông, trách nhiệm cộng đồng…

Ngoài ra, việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh được nhà trường thực hiện thường xuyên, qua việc làm cụ thể: Tổ chức các ngày lễ kỷ niệm trong năm (ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; Thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Ngày kỷ niệm sinh nhật Bác Hồ; Ngày Quốc Khánh… Ngoài ra, tổ chức đa dạng các hoạt động ngoài giờ như: Hội chợ ẩm thực, Cuộc thi “Rung chuông vàng”, Kể chuyện đạo đức Bác Hồ, Cuộc thi ảnh tìm hiểu về biển đảo….

Thông qua những buổi ngoại khóa sôi động sẽ giúp học sinh ghi nhớ, biết ơn lãnh tụ, những người anh hùng đã hy sinh vì nền độc lập – tự do của dân tộc, những người có công với cách mạng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, hình thành lòng yêu quê hương, đất nước. Đồng thời, khơi dậy truyền thống tốt đẹp của dân tộc để các em biết sống có trách nhiệm hơn với quê hương, đất nước, cộng đồng và  gia đình.

Để học sinh biết, yêu thích và gìn giữ những nét văn hóa truyền thống và nâng cao kỹ năng sống, thầy và trò Trường PTDTNT huyện Đăk Hà (Kon Tum) thường xuyên tổ chức các buổi ngoại khóa tìm hiểu về lễ hội truyền thống, văn hóa các tộc người thiểu số ở Việt Nam như: Cuộc thi sắc phục các dân tộc thiểu số; giao lưu văn hóa cồng chiêng – múa xoang; giao lưu ẩm thực của các dân tộc hay kể chuyện về lễ hội truyền thống của dân tộc thiểu số…

Những hoạt động này không chỉ thu hút học sinh mà phụ huynh cũng tham gia rất nhiệt tình, tạo nên một phong trào giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trên địa bàn sôi nổi và bổ ích. Qua đó góp phần nâng cao ý thức của học sinh trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Đồng thời, tạo không khí thoải mái cho học sinh khi tham gia học tập, góp phần tích cực vào việc đẩy mạnh phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Đặc biệt, những hoạt động này sẽ khơi dậy niềm tự hào về văn hóa của các dân tộc bản địa, khắc sâu ý thức, trách nhiệm về việc giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Đây là một trong những yếu tố cốt lõi của việc chấn hưng văn hóa.

“Chấn hưng văn hóa phải bắt đầu từ giáo dục” mà Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 rất sâu sắc và ý nghĩa. Do đó, không chỉ những người trong ngành Giáo dục mà cả cộng đồng phải cùng chung tay cố gắng gìn giữ và phát triển nền văn hóa Việt Nam để hòa vào dòng chảy văn minh nhân loại.

Tác giả bài viết: Ngô Thị Hải (Giáo viên Trường PTDTNT Đăk Hà, Kon Tum)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập866
  • Hôm nay54,511
  • Tháng hiện tại332,641
  • Tổng lượt truy cập51,688,600
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944