Chọn sách giáo khoa lớp 2, lớp 6: Công bằng, không xáo trộn

Thứ ba - 16/03/2021 18:55 388 0
GD&TĐ - Thời điểm này, các địa phương đang triển xây dựng kế hoạch lựa chọn sách giáo khoa (SGK) lớp 2, lớp 6 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Chọn sách giáo khoa lớp 2, lớp 6: Công bằng, không xáo trộn

Việc lựa chọn SGK bảo đảm công khai, công bằng để học sinh được học những bộ sách chất lượng nhất.

Công khai, đúng quy trình

Theo lộ trình, năm học 2021 - 2022 sẽ triển khai dạy học theo Chương trình và SGK giáo dục phổ thông mới với lớp 2 và lớp 6. Bộ GD&ĐT đã công bố phê duyệt danh mục 32 SGK lớp 2 của 8 môn học và hoạt động giáo dục; 40 SGK lớp 6 của 12 môn và hoạt động giáo dục bắt buộc sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2021 - 2022 để các địa phương lựa chọn. Bộ GD&ĐT đã kiểm soát chặt việc thực nghiệm và lấy ý kiến rộng rãi với các bản mẫu SGK trước khi ban hành. 

Thầy Cà Duy Trung - Hiệu trưởng Trường THCS Đôn Phong (Bạch Thông, Bắc Kạn) cho hay: So với SGK lớp 6 cũ, sách mới đa dạng hơn về nội dung nhưng vẫn phù hợp, không làm khó học sinh và giáo viên. Các bản mẫu SGK được Bộ phê duyệt hội tụ yếu tố phát huy năng lực của học sinh, học kiến thức gắn liền với thực tiễn. Các ví dụ đưa ra đều có hình ảnh minh họa phù hợp. Học sinh học xong kiến thức có thể trải nghiệm và thực hành.

“Nhà trường có một số giáo viên tham gia vào hội đồng chọn SGK. Ngoài ra, chúng tôi sẽ yêu cầu các tổ bộ môn nghiên cứu kỹ SGK mới và làm đúng quy trình các bước theo hướng dẫn của cấp trên. Dự kiến trong tháng 3, chúng tôi  tổng hợp các ý kiến chọn SGK để báo cáo phòng GD&ĐT”, thầy Trung trao đổi.

Chọn sách giáo khoa lớp 2, lớp 6: Công bằng, không xáo trộn - Ảnh minh hoạ 2
Sách Tiếng Việt lớp 2 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Ảnh: ITN

Không xáo trộn

Bà Trần Thị Thùy Dung – Phó trưởng Phòng GD&ĐT TP Lào Cai (Lào Cai) cho biết: Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh và sở GD&ĐT, phòng tổ chức nhiều hội thảo để thảo luận, góp ý về các bản mẫu SGK mới với lớp 2 và lớp 6. Ý kiến của giáo viên, nhà trường sẽ được tổng hợp để gửi đến sở GD&ĐT. 

“Chúng tôi chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức cho cán bộ, giáo viên nghiên cứu các quy định của Bộ GD&ĐT về việc lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông. Đồng thời, đề xuất lựa chọn SGK lớp 2, lớp 6 theo hướng dẫn tại Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT. Theo tôi, việc lựa chọn sách cho năm học 2021 - 2022, cần có tính kế thừa, liên thông với lớp trước và tính ổn định. Quan trọng là bảo đảm tính công khai, minh bạch; phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương và phù hợp với điều kiện tổ chức dạy - học tại cơ sở giáo dục phổ thông”, bà Dung nêu ý kiến.

Là một trong những thành viên được phân công, nghiên cứu lựa chọn SGK Tiếng Việt lớp 2, cô Bùi Thị Kim Chi – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ (TP Lào Cai) cho hay: Tôi và các thành viên trong Hội đồng lựa chọn SGK đang nghiên cứu bản mẫu, sau đó sẽ tham mưu với Hội đồng để có lựa chọn tốt nhất. “Chúng tôi làm việc trên tinh thần trách nhiệm, lấy học sinh là trung tâm để có lựa chọn khách quan và phù hợp nhất” – cô Chi nhấn mạnh.

Tại nhiều địa phương như Phú Thọ, Hà Tĩnh, TPHCM và một số địa phương khác, sở GD&ĐT đã phối hợp với các nhà xuất bản tổ chức hội thảo giới thiệu SGK lớp 2, lớp 6 theo hình thức từ trực tiếp đến trực tuyến. Theo ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh, từ những kết quả bước đầu trong triển khai thực hiện Chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới với lớp 1, tỉnh tiếp tục và sẽ nỗ lực để thực hiện lộ trình đổi mới với lớp 2 và lớp 6, trong đó có việc lựa chọn và tập huấn giáo viên sử dụng SGK mới. Tinh thần là bảo đảm tính ổn định, để có thể tái sử dụng SGK.

Trước lo ngại về việc năm nay trường chọn SGK này, sang năm tỉnh chọn SGK khác, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) trao đổi: Bộ đã có quy định cấu trúc bài học trong SGK mới, bao gồm 4 thành phần cơ bản: Mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, và vận dụng. Các SGK đều phải đáp ứng yêu cầu này. Do đó, khi học sách này, sau đó có chuyển sang sách khác, GV và HS không gặp khó khăn. Ngoài ra, trong thông tư hướng dẫn của Bộ GD&ĐT có những quy định mang tính chuyển tiếp và kế thừa để việc chọn SGK dù của UBND cấp tỉnh cũng sẽ không phủ nhận việc chọn SGK của cấp trường trước đó, bảo đảm SGK được dùng ổn định, không bị xáo trộn.

Theo Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT, sau khi Bộ GD&ĐT công bố phê duyệt danh mục SGK lớp 2, lớp 6 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông, UBND các tỉnh, thành sẽ tiến hành lựa chọn sách và phải hoàn thành trước khai giảng năm học mới tối thiểu 5 tháng. Điều này đồng nghĩa là, trước 5/4, việc chọn SGK phải hoàn thành và báo cáo danh mục SGK lựa chọn về Bộ GD&ĐT trước ngày 10/4. Trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, các địa phương cần nỗ lực để bảo đảm tiến độ và chất lượng.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập673
  • Hôm nay40,389
  • Tháng hiện tại318,519
  • Tổng lượt truy cập51,674,478
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944