Công tác y tế và tư vấn học đường: Bao giờ chuyên nghiệp hóa?

Chủ nhật - 31/10/2021 02:44 275 0
GD&TĐ - Nhiều ý kiến cho rằng rất cần chuyên nghiệp hóa công tác y tế và tư vấn tâm lý học đường trong quá trình thực hiện Chương trình mới, đặc biệt khi HS trở lại trường sau thời gian dài tạm dừng đến trường vì dịch.
Công tác y tế và tư vấn học đường: Bao giờ chuyên nghiệp hóa?

Điều chỉnh chương trình

“Hiện chương trình đào tạo giáo viên, giảng viên trong nước đều có tín chỉ về tâm lý học và tư vấn tâm lý học đường. Các giáo viên đều được trang bị kiến thức cơ bản và kỹ năng tư vấn tâm lý. Tuy nhiên, với sĩ số học sinh mỗi lớp đông, trách nhiệm chuyên môn nặng nề, các giáo viên, kể cả giáo viên chủ nhiệm đều phải tập trung vào nhiệm vụ chính. Mặt khác, để chăm sóc, tư vấn tâm lý trường hợp đặc biệt cần chuyên viên đã được đào tạo cơ bản về tâm lý y khoa”, TS.BS Trần Đức Sĩ chia sẻ.

Theo TS.BS Trần Đức Sĩ (Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TPHCM), trường học là môi trường học tập, trưởng thành của trẻ em. Tại đây, các em tìm hiểu về bản thân và thế giới của mình, đóng góp vào việc hình thành nhân cách và định hướng tương lai. Do đó, công tác tư vấn tâm lý học đường có vai trò đặc biệt quan trọng.

Trong khi đó, thầy Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (Quận 10, TPHCM) cho rằng, để công tác tư vấn tâm lý học đường được hiệu quả đúng như kỳ vọng thì cần điều chỉnh cách tiếp cận với học sinh. Làm sao để khi gặp rắc rối, nơi tìm đến đầu tiên là thầy cô ở phòng tư vấn học đường.

Ở góc độ trường tiểu học, thầy Phạm Trung Hữu - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phạm Văn Hai (huyện Bình Chánh, TPHCM) cho rằng: Học sinh tiểu học đang trong giai đoạn phát triển thể chất, tinh thần, dần hình thành thói quen sinh hoạt cho cuộc sống sau này. Vì vậy rất cần được giáo dục, rèn luyện, qua đó tạo thuận lợi, góp phần giúp các em phát triển toàn diện về đức - trí - thể - mỹ.

“Y tế học đường đóng vai trò quan trọng, vì lứa tuổi đi học là giai đoạn hoàn thiện thể chất, tinh thần, hành vi lối sống. Hơn nữa trong đời sống xã hội hiện đại hôm nay, môi trường trường học ẩn chứa không ít nguy cơ phát sinh bệnh tật ở học sinh. Tuy nhiên, công tác y tế trong các trường học còn nhiều bất cập, thiếu và yếu về nhân lực. Cơ sở vật chất cũng chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.

Chính vì thế chúng ta cần nỗ lực xây dựng một đội ngũ y tế phù hợp với môi trường sư phạm và đảm bảo an toàn cho học sinh cả về tâm lý lẫn tình trạng sức khỏe. Bên cạnh đó, trang bị cơ sở vật chất cũng đóng vai trò quan trọng, đảm bảo đủ khả năng ứng phó kịp thời trước khi phải đưa trò đi bệnh viện, giúp gia đình an tâm khi gửi các em đến trường…”, thầy Phạm Trung Hữu bày tỏ.

Công tác y tế và tư vấn học đường: Bao giờ chuyên nghiệp hóa? - Ảnh minh hoạ 2
 Một buổi tư vấn tâm lý học đường tại Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TPHCM.

Hiếm có, khó tìm

Theo TS.BS Trần Đức Sĩ, nhiệm vụ của cán bộ y tế tại các trường học hiện nay tập trung vào công tác vệ sinh môi trường trường học; quản lý và chăm sóc sức khỏe học sinh, giáo viên; giáo dục sức khỏe, sơ cấp cứu, phòng chống bệnh tật và tai nạn trong trường học.

Vấn đề tư vấn tâm lý học đường chưa được quan tâm đúng mức. Ít trường học có cán bộ chuyên trách về tư vấn tâm lý. Ngoài việc thay đổi cách nhìn nhận của phụ huynh và nhà trường về sự cần thiết của vấn đề này cần có hành lang pháp lý cũng như đào tạo nhân sự, bổ sung chuyên môn tư vấn tâm lý cho nhân viên y tế học đường.

Thông thường, phụ huynh chỉ đưa trẻ đi khám bác sĩ khi phát hiện các vấn đề rõ ràng về tâm lý hoặc sức khỏe tâm thần. Ở giai đoạn này các em đã bị ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, kết quả học tập, tình cảm hay sức khỏe thể chất. Các vấn đề bao gồm từ kết quả học tập kém, thiếu động lực đến trường, khó tập trung và học tập, khó hòa nhập, hành vi gây rối, các vấn đề về ăn uống và rối loạn giấc ngủ. Nghiêm trọng hơn, học sinh có thể bị trầm cảm, tăng động - giảm tập trung, tự kỷ, nghiện ma túy hay tâm thần phân liệt.

“Nhân viên chuyên trách tâm lý học đường có thể phát hiện các vấn đề về sức khỏe tâm thần ở giai đoạn sớm hơn, giải quyết một số vấn đề như khó hòa nhập, áp lực học tập cũng như đồng hành cùng trẻ trong việc hình thành tính cách, đặc biệt là với những trẻ có gia cảnh đặc biệt.

Một đứa trẻ có tính cách độc lập, năng động, thích khám phá, sáng tạo,... sẽ không chỉ đạt được thành công cho bản thân mà còn đóng góp những thành quả nhất định cho xã hội. Có thể nói nếu có một chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần, tâm lý cho học sinh sẽ có tác động quan trọng đến tương lai một đất nước…” - TS.BS Trần Đức Sĩ nhận định.

Từ thực tế nhà trường, thầy Phạm Trung Hữu cho rằng: Hoạt động y tế trường học không đơn giản là sơ cấp cứu mà còn tổ chức các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe, chương trình phòng chống dịch bệnh cho học sinh trong trường, xây dựng khung dinh dưỡng - y tế hợp lý, góp phần cải thiện cân nặng, chiều cao cho học sinh, sinh viên.

Nhân viên y tế trong trường học phải là những người có năng lực chuyên môn, chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến sức khỏe học sinh. Bên cạnh việc sơ cứu, khám, tư vấn còn là vấn đề an toàn thực phẩm, yếu tố còn nhiều lo ngại hiện nay. Tuy nhiên, với sự đầu tư về cơ sở vật chất, nhân lực, bộ phận y tế chưa thể phát huy hết vai trò và trách nhiệm của vị trí công việc (tham mưu cho hiệu trưởng và tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe, triển khai các chương trình phòng chống dịch, bệnh, tật cho học sinh trong trường…).

Khó khăn trước mắt là chưa có trường đào tạo hay các trung tâm hướng dẫn chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học; phần lớn chỉ thông qua một số buổi tập huấn và cấp chứng chỉ. Để làm tốt điều này cần phải đào tạo con người, sau đó là trang thiết bị cơ sở vật chất, từ đó mới có thể chuyên nghiệp hóa công tác y tế trường học được. -  Thầy Phạm Trung Hữu - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phạm Văn Hai (huyện Bình Chánh, TPHCM)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập888
  • Hôm nay53,256
  • Tháng hiện tại331,386
  • Tổng lượt truy cập51,687,345
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944