“Cú hích” cho giáo dục thời 4.0

Chủ nhật - 01/03/2020 01:24 427 0
GD&TĐ - Do dịch Covid-19, nhiều trường học từ phổ thông đến đại học đã tạm dừng các hoạt động trực tiếp trên lớp. Để duy trì việc dạy - học khi thời gian...
“Cú hích” cho giáo dục thời 4.0

Lạc quan chống dịch

Nằm ở vùng lõi di sản vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt rất tích cực triển khai học online trong những ngày nghỉ này. Cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Hương cho biết: Để tránh việc học sinh quên kiến thức, chúng tôi đã chủ động hướng dẫn các em tự học và ôn tập thông qua công nghệ thông tin với phần mềm trực tuyến Classroom Google.com và ShubClassroom. Giáo viên (GV) toàn trường đã triển khai giúp học sinh (HS) đăng nhập vào lớp học, làm bài tập cô giáo giao.

Sau đó, phần mềm thống kê số HS đã tham gia cũng như kết quả bài làm của từng em. Từ đó GV có thể kiểm soát việc học tập của HS trong những ngày nghỉ học. Qua triển khai hình thực học tập này cho thấy, các em đón nhận hào hứng và vui vẻ. Việc sử dụng công nghệ đã giúp HS làm quen với những kỹ năng học trực tuyến. Đến thời điểm này, các bậc phụ huynh đều hết sức phấn khởi.

Còn tại Hà Nội, dạy học bằng phương pháp livestream được Trường THPT chuyên ngữ, ĐHQG Hà Nội triển khai cho tất cả các bậc học từ THCS đến sau đại học. Ông Bùi Tuấn, Phó Trưởng phòng Truyền thông ĐHQG Hà Nội cho biết: Trường đang thực hiện các bài giảng bằng cách ghi hình GV giảng dạy kết hợp với slide, clip và bảng viết, sau đó được phát trực tuyến trên các kênh fanpage, group của trường. Các tiết học đều có GV hỗ trợ làm nhiệm vụ trả lời câu hỏi trên các trang mạng cùng các công cụ cơ bản là ULIS LMS, Google Tools, Zoom, Facebook tự ghi hình các bài giảng.

Như vậy, chỉ cần một máy tính hoặc thiết bị mobile có kết nối Internet, người học có thể đọc trước tài liệu, xem và làm/gửi bài tập trực tuyến. Ông Bùi Tuấn đánh giá: Cách thức này hết sức linh hoạt và thực sự tạo ham thích cho HS. Hiện ở bậc trung học, HS lớp 12 Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ học trực tuyến môn Toán và Văn. Trong khi đó, các em lớp 6 Trường THCS Ngoại ngữ cũng được học các môn Toán, Văn, Anh... 

“Cú hích” cho giáo dục thời 4.0 - Ảnh minh hoạ 2
 Giảng bài trực tuyến cho học sinh trở nên phổ biến thời chống Covid-19

Kết nối online

Thực tế cho thấy, hoạt động dạy học online đã và đang khẳng định sự tiên tiến mang tính thời đại. Như ở Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội, các hoạt động giảng dạy trực tuyến là một chủ trương được tiến hành từ lâu của trường này với một số môn học theo hình thức trực tuyến (ứng dụng phần mềm E-Learning - ULIS LMS) ở bậc đại học như Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Quản lý hành chính Nhà nước & Quản lý ngành GD-ĐT.

Nhiều trường đại học khác việc giảng dạy qua livestream cũng được triển khai trong mùa dịch này. Người học có thể theo dõi bài giảng trực tuyến và mở lại xem sau này mà không cần phải đến trường. Những tiết học vẫn đảm bảo được nội dung học, sự tương tác giữa giáo viên và người học (qua phần bình luận). Bên cạnh đó, hiệu ứng hình ảnh, slide bài giảng, video clip cũng là một điểm cộng giúp các bài giảng trực tuyến trở nên thú vị hơn.

Đặc biệt ở bậc học phổ thông, nhiều trường từ tiểu học đến THPT tiến hành tổ chức cho HS học online. Có thể là hình thức tự học theo từng bài học do GV giao rồi nộp lên mạng để thầy cô hướng dẫn, chấm, chữa bài. Hoặc GV giao bài và gửi tài liệu cho HS trên mạng hoặc qua email, tin nhắn và các em tự học theo hướng dẫn rồi nộp bài online. Từ việc giao bài tập cho HS đến hỗ trợ các em làm quen với việc học online là một nỗ lực lớn của các thầy cô, đã đem lại hiệu ứng tích cực.

Thực tế cho thấy, thời điểm này ở các nhà trường thì việc học online trên hệ thống chỉ là giải pháp tình thế nhằm đối phó với dịch bệnh. Có những khó khăn khi triển khai học online khác hẳn với việc thầy trò gặp nhau trên mạng, thầy nhắn bài, trò làm và gửi kết quả trên Facebook, Zalo. Tuy nhiên, hiệu quả đem lại đã phần nào cho thấy cách thức này đã và đang hiệu quả ở những trường, với những HS có điều kiện tiếp cận công nghệ, cùng với nền tảng công nghệ của trường có sẵn và GV thích ứng tốt với việc triển khai ứng dụng công nghệ vào dạy - học.

Thầy Bùi Tiến Lương, GV Tin học, Trường THPT Trần Phú, TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, chia sẻ: Là một trường ở biên giới giáp ranh Trung Quốc nên khi cho HS nghỉ học, Ban giám hiệu nhà trường đã sớm tính đến việc tổ chức học online. Trước đây dạy - học online chưa triển khai ở trường, các em chỉ có thể sử dụng mạng xã hội để theo dõi thời khóa biểu. Nhưng đến nay, dịch Covid-19 bùng phát, yêu cầu học online trở nên cần thiết, là giải pháp tình thế cấp bách để lấp chỗ trống kiến thức cho học sinh trong những ngày nghỉ học quá dài. Khi học ôn online đã trở thành bắt buộc thì cả GV và HS đều ý thức việc cần thiết này, mọi người đã vào cuộc hết sức tích cực.

Như ở bộ môn tôi giảng dạy, tôi vẫn thường online trao đổi thông tin với học sinh nên khi triển khai nhiệm vụ học tập là hết sức thuận lợi. Học online đã thể hiện ưu điểm rõ. Nếu GV biết tận dụng kho tàng học liệu khổng lồ trên mạng kết hợp với cách thức truyền tải sinh động của mình thì chắc chắn học online sẽ trở nên lôi cuốn. Cách thức học tập online trong những ngày dịch bệnh đã dần đổi thay thói quen của GV và HS.

“Cú hích” cho giáo dục thời 4.0 - Ảnh minh hoạ 3
Học sinh Trường THCS Hải Lý, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định trả bài tại nhà  

Vẫn còn khó khăn

Nhà giáo Nhân dân Lưu Xuân Giới, người tiên phong đổi mới đưa công nghệ thông tin vào các trường học trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, cho biết: Trên thực tế, hình thức dạy - học trực tuyến đối với HS phổ thông là hết sức hữu ích, nhất là khi thế giới bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cách đây cả chục năm, khi đó tôi còn là Trưởng phòng GD&ĐT thị xã Đông Triều đã mạnh dạn xin phép huyện và tỉnh đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cùng với đó là việc triển khai mạnh ứng dụng CNTT vào dạy - học. Kết quả, Đông Triều là điểm sáng trong việc ứng dụng CNTT trong dạy và học của tỉnh Quảng Ninh.

Ở Đông Triều, HS các cấp học từ tiểu học cho đến THCS và THPT đều hết sức thông thạo với mạng Internet. Thông thạo ở đây không phải là chơi game mà là ứng dụng công nghệ vào học tập. Điều này đã được các nhà trường, đồng nghiệp của chúng tôi không chỉ trên địa bàn tỉnh mà ở các địa bàn lân cận đến học hỏi. Covid-19 lan rộng, việc cho HS nghỉ học là cần thiết, thời điểm này thay vào lên lớp thì các trường học trên địa bàn TX Đông Triều đã triển khai mạnh ứng dụng CNTT vào dạy - học, cả thầy và trò đều quen thuộc nên việc triển khai hết sức thuận lợi.

Trong những ngày chống dịch Covid-19, thời gian nghỉ học của HS các cấp học kéo dài, học online là xu hướng tất yếu được triển khai ở các nhà trường. Ưu điểm có, hiệu quả cũng có. Tuy nhiên, khách quan cũng phải thừa nhận là cách thức này chưa thể phổ biến trên cả nước vì còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình cũng như các yếu tố khách quan khác. Ở bậc học phổ thông, như ở Trường THCS Hải Lý, một xã có điều kiện kinh tế phát triển thuộc huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Khi triển khai học ôn trực tuyến cũng không khỏi gặp phải những khó khăn.

Thầy Nguyễn Hải Sơn - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Điều kiện kinh tế của gia đình HS cũng khác nhau rất nhiều, không phải nhà nào cũng có máy tính và kết nối Internet, không phải bố mẹ nào cũng tạo điều kiện cho con có điện thoại thông minh. Thêm nữa là HS ở lứa tuổi này, máy tính thì cho các em tiếp cận được chứ điện thoại là chuyện khác. Thế nên các thầy cô giáo bên cạnh việc triển khai dạy - học ôn online thì vẫn chủ động in tài liệu gửi đến nhà HS để các em chưa có điều kiện ứng dụng CNTT học ôn tại nhà... 

Qua việc học trực tuyến, học sinh có thể tiếp nhận được kiến thức, luyện tập được một số kỹ năng trong các bài tập, tình huống học tập nhưng chưa có nhiều cơ hội để phát triển các phẩm chất, năng lực cần thiết. Cho đến thời điểm này, học trực tuyến phát huy hiệu quả tích cực trong những ngày trách dịch bệnh, học sinh phải nghỉ học kéo dài. Điều đó không có nghĩa các trường tổ chức học trực tuyến hoặc hướng dẫn học từ xa thay thế hoàn toàn những giờ lên lớp chính khóa. Chính vì thế, để đảm bảo yêu cầu chất lượng dạy - học, Bộ GD&ĐT cũng đã yêu cầu các trường lên kế hoạch dạy bù cho học sinh khi các trường mở cửa, học sinh đi học trở lại. 

Dĩ Hạ

Tác giả bài viết: Dĩ Hạ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập735
  • Hôm nay38,022
  • Tháng hiện tại316,152
  • Tổng lượt truy cập51,672,111
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944