Cụ thể, việc dạy văn hóa theo chương trình GDTX cấp THPT cho học viên học tại các trung tâm GDTX song song chương trình trung cấp và chương trình văn hóa trong cùng thời điểm nên HS phải chịu áp lực học nhiều hơn về thời gian và tiếp thu kiến thức.
Học lực đầu vào của HS hệ trung cấp tại trường chưa đồng đều nên quá trình đào tạo gặp khó khăn, ít nhiều làm cho chất lượng học văn hóa chưa cao. Nhiều học viên tham gia làm thêm giúp gia đình, nên khó khăn trong việc lên lớp buổi chiều.
Việc xếp thời khóa biểu giữa trung tâm GDTX và trường nghề thường thay đổi do biến động về nhân sự cũng như các hoạt động của hai bên, phần nào ảnh hưởng đến chương trình học.
Đặc biệt phần lớn phụ huynh vẫn quan tâm đến học văn hóa, xem việc học văn hóa quan trọng hơn là nghề, nên việc duy trì sĩ số gặp nhiều khó khăn.
Trang thiết bị học nghề thiếu, dẫn đến chưa tạo được sự hứng thú cho HS. Đa số GV lên lớp giảng dạy theo số tiết, việc điều động tham gia các lớp chiều học nghề cũng là một khó khăn.
Tăng cường trang thiết bị học nghề để nâng cao hiệu quả (ảnh minh họa) |
Đánh giá chung về chất lượng dạy văn hóa kết hợp học nghề tại Bà Rịa Vũng Tàu cũng cho thấy HS học hai chương trình cùng lúc (nghề và văn hóa) nên áp lực học lớn dẫn đến kết quả học tập văn hóa chưa cao.
Kết quả thi THPT hằng năm đối với lớp 12 còn thấp do thời gian ôn tập bị hạn chế...
Từ thực tế khó khăn, Sở GD&ĐT Bà Rịa Vũng Tàu đã đề xuất Bộ GD&ĐT và Bộ LĐ-TB & XH ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết và có những chính sách khuyến khích việc tổ chức dạy kiến thức văn hóa THPT cho học sinh tốt nghiệp THCS đang học trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
Cùng đó cần xây dựng chế độ, chính sách dạy nghề và học nghề cho giáo viên các trung tâm GDTX;
Cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể trong công tác dạy nghề tại các Trung tâm GDTX...