Cụm 5 thành phố trực thuộc TW triển khai hoạt động thi đua năm học 2023-2024

Thứ ba - 16/01/2024 06:24 63 0
GD&TĐ - Chiều 16/1 diễn ra Hội nghị trực tuyến triển khai hoạt động thi đua năm học 2023 - 2024 cụm thi đua số 1 khối sở GD&ĐT.
Cụm 5 thành phố trực thuộc TW triển khai hoạt động thi đua năm học 2023-2024

Cụm thi đua số 1 gồm các sở GD&ĐT 5 thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ.

Nhiều chuyển biến tích cực

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh đánh giá, dưới sự lãnh đạo, quan tâm, hỗ trợ của Trung ương; sự chỉ đạo, điều hành chủ động, quyết liệt của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các thành phố; sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, quyết tâm cao của các cấp, ngành và nhân dân, ngành Giáo dục 5 thành phố đã triển khai hiệu quả các mục tiêu theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, nghị quyết Đại hội Đảng bộ các thành phố và Kế hoạch nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT.

Với quan điểm đầu tư cho giáo dục là quốc sách hàng đầu, các thành phố trực thuộc trung ương đã chú trọng đầu tư, huy động các nguồn lực phát triển GD-ĐT.

Hải Phòng là thành phố đầu tiên trong cả nước thực hiện miễn học phí cho học sinh từ bậc học mầm non đến THPT trên địa bàn (từ năm học 2020-2021).

Đến năm học 2022 - 2023, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ cũng đã thực hiện miễn học phí cho học sinh. Hà Nội thực hiện chính sách hỗ trợ học phí cho các cấp học.

Đây là chính sách nhân văn của ngành Giáo dục và các địa phương để chia sẻ khó khăn, giảm bớt gánh nặng cho phụ huynh, đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục đồng thời góp phần phát triển GD-ĐT.

Cũng theo Thứ trưởng, thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập” gắn với các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động, ngành Giáo dục các thành phố trực thuộc trung ương tổ chức triển khai phong trào nhằm thúc đẩy, khơi dậy nhiệt huyết, sáng tạo của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và người học trước những yêu cầu đổi mới giáo dục, hội nhập quốc tế.

Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá; duy trì và củng cố chất lượng giáo dục toàn diện; nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại các cơ sở giáo dục; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, đảm bảo tốt điều kiện để các cá nhân được phát triển năng lực và phẩm chất.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh chủ trì điểm cầu Bộ GD&ĐT.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh chủ trì điểm cầu Bộ GD&ĐT.

Kết thúc năm học 2022 - 2023, các đơn vị thuộc Cụm đều hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học, góp phần tạo sự chuyển biến về giáo dục trên địa bàn 5 thành phố. Bộ GD&ĐT đã họp, xét tặng Cờ thi đua cho Sở GD&ĐT Hải Phòng, tặng Bằng khen cho Sở GD&ĐT Hà Nội và Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh.

Năm học 2022-2023, quy mô mạng lưới trường lớp tại 5 thành phố được ổn định và phát triển vững chắc cả về cơ cấu và loại hình trường lớp, từng bước khắc phục tình trạng quá tải về trường lớp.

Tiếp tục thực hiện Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021 - 2025, năm học 2022-2023, giáo dục mầm non của các thành phố đã triển khai hiệu quả nhiều nội dung, phương pháp giáo dục tiên tiến phù hợp tình hình địa phương, góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Cùng với đó, tập trung phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo quan điểm giáo dục toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm.

Các cơ sở giáo dục mầm non tại 5 thành phố nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, tính khẩu phần ăn đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ. 100% cơ sở giáo dục mầm non tổ chức cho trẻ ăn bán trú, thường xuyên thay đổi thực đơn; thực hiện lồng ghép giáo dục dinh dưỡng hợp lý và chế độ vận động hàng ngày nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất của trẻ. 100% trẻ đến trường được kiểm tra sức khỏe, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng theo quy định. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng và thừa cân béo phì ở mức thấp

Đối với giáo dục trung học, đã thực hiện các giải pháp đồng bộ, hiệu quả. Chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng học tập đại trà của học sinh các cấp tại 5 thành phố khá đồng đều. Đặc biệt, nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn, học sinh giỏi, học sinh năng khiếu tham dự các kì thi, hội thi khu vực, quốc gia, quốc tế. Kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2023, các thành phố đều đạt kết quả cao về số lượng và chất lượng giải.

Thứ trưởng cũng đánh giá: trong năm học 2022-2023, ngành Giáo dục các thành phố triển khai hiệu quả chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới ở lớp 3, lớp 7, lớp 10, lớp 11. Bảo đảm tổ chức tốt công tác tập huấn, bồi dưỡng giáo viên về chương trình và sách giáo khoa theo lộ trình.

Các sở GD&ĐT phối kết hợp với các trường đại học Sư phạm tổ chức các lớp bồi dưỡng giáo viên; trong đó chú trọng bồi dưỡng, cấp chứng chỉ dạy học các môn Khoa học tự nhiên, môn Lịch sử và Địa lí, bước đầu đáp ứng nhu cầu giảng dạy Chương trình GDPT 2018.

Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tuyến.

Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tuyến.

Lưu ý 7 nhiệm vụ quan trọng

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Ngô Thị Minh đề nghị ngành Giáo dục các thành phố cần tập trung thực hiện tốt 7 nhiệm vụ quan trọng.

Thứ nhất: Thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Trong đó, cần nâng cao chuyên đề Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021 - 2025, bảo đảm an toàn cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non. Triển khai có hiệu quả Chương trình GDPT 2018. Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá tích cực theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. Phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ của giáo viên trong thực hiện Chương trình.

Thứ hai: Nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý các cấp. Tuyển dụng hết số biên chế giáo viên đã được giao, ưu tiên tuyển dụng giáo viên mầm non và tiểu học còn thiếu. Chú trọng triển khai bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu chuẩn hiệu trưởng, chuẩn giáo viên mầm non, phổ thông theo Chương trình GDPT 2018.

Thứ ba: Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho các cơ sở GD-ĐT. Trong đó quan tâm đầu tư xây dựng trường, lớp học ở các khu đô đông dân cư; đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, kiểm tra - đánh giá và công tác quản lý giáo dục.

Thứ tư: Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục quốc phòng an ninh; đẩy mạnh giáo dục lý tưởng đạo đức cách mạng, lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh; xây dựng văn hóa học đường, phòng chống bạo lực học đường xây dựng trường học an toàn hạnh phúc.

Thứ năm: Tăng cường công tác giáo dục thể chất, hoạt động thể thao, y tế trường học; chủ động phòng chống và ứng phó có hiệu quả với thiên tai bệnh dịch. Tổ chức hiệu quả chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025”, Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất, thể thao trường học giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025. Đẩy mạnh các hoạt động thể thao của học sinh sinh viên gắn với nội dung môn học giáo dục thể chất thuộc Chương trình GDPT 2018.

Thứ sáu: Tổ chức nghiên cứu, tập huấn các văn bản mới về công tác thi đua, khen thưởng có hiệu lực trong năm 2024 gồm: Luật Thi đua, khen thưởng; Nghị định số 98/2023/NĐ-CP ngày 31/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Thông tư số 29/2023/TT-BGDĐT ngày 29/12/2023 của Bộ GD&ĐT quy định chi tiết một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng đối với ngành Giáo dục...

Thứ bảy: Tiếp tục triển khai thiết thực có hiệu quả các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động; phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập” gắn với việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Tổ chức triển khai phong trào thi đua “Cả nước xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 - 2030”.

Cùng với đó, thực hiện tốt các chính sách về thi đua khen thưởng thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước coi thi đua là động lực để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đẩy mạnh phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng tôn vinh các mô hình hay, những điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong toàn ngành.

Hội nghị đã thông qua dự thảo kế hoạch hoạt động và quy chế hoạt động Cụm thi đua số 1 năm học 2023-2024; thông qua tổng hợp đăng ký các mô hình mới trong phong trào thi đua của các đơn vị và đăng ký chỉ tiêu phấn đấu thi đua, hình thức khen thưởng của Bộ GD&ĐT năm học 2023-2024. Giao ước thi đua năm học 2023-2024 của Cụm thi đua số 1 cũng được thông qua tại Hội nghị.

Tác giả bài viết: Hiếu Nguyễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập811
  • Hôm nay56,781
  • Tháng hiện tại334,911
  • Tổng lượt truy cập51,690,870
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944