Đại học Quốc gia Hà Nội yêu cầu cao về nghiên cứu khoa học với giảng viên

Thứ tư - 29/12/2021 03:53 270 0
GD&TĐ - Quy định về chế độ làm việc đối với giảng viên tại ĐHQGHN đã chi tiết hóa các nhiệm vụ giảng dạy, đặc biệt chú trọng nhiều hơn đến thực hiện nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng.
Đại học Quốc gia Hà Nội yêu cầu cao về nghiên cứu khoa học với giảng viên

Giám đốc ĐHQGHN vừa ký ban hành Quyết định số 4326/QĐ-ĐHQGHN Quy định về chế độ làm việc đối với giảng viên tại ĐHQGHN. Văn bản này có hiệu lực từ ngày 1/1/2022, Quy định về chế độ làm việc của giảng viên, nghiên cứu viên tại ĐHQGHN.

Theo đó, quy định chung tổng thời gian làm việc của giảng viên trong một năm học sau khi trừ số ngày nghỉ theo quy định là 44 tuần (tương đương 1.760 giờ hành chính) để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học (NCKH), phục vụ cộng đồng và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác.

Đặc biệt, quy định về định mức hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng viên phải dành tối thiểu 600 giờ hành chính trong một năm học để thực hiện các nhiệm vụ NCKH. Trong 3 năm (từ năm 2022 đến hết năm 2024), mỗi giảng viên đảm bảo một trong các định mức công bố sản phẩm khoa học sau: Tối thiểu 1 bài báo khoa học trên tạp chí thuộc cơ sở dữ liệu WoS hoặc Scopus.

Đối với lĩnh vực khoa học đặc thù khó công bố quốc tế thì tối thiểu 1 bài báo đăng trong kỷ yếu hội nghị, hội thảo quốc tế có phản biện và được xuất bản; Tối thiểu 1 sách chuyên khảo hoặc 2 chương sách chuyên khảo bằng tiếng nước ngoài do nhà xuất bản quốc tế có uy tín hoặc nhà xuất bản thuộc trường đại học nằm trong nhóm 1000 trường đại học hàng đầu thế giới xuất bản; Tối thiểu 1 bằng độc quyền sáng chế theo chuẩn Patent tại Việt Nam hoặc chuẩn Patent của Mỹ hoặc Châu Âu, Đông Bắc Á; Tối thiểu 1 bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

Từ năm 2025, cứ 2 năm liên tiếp, mỗi giảng viên đảm bảo định mức công bố tối thiểu 1 bài báo khoa học trên tạp chí thuộc cơ sở dữ liệu WoS hoặc Scopus. Đối với lĩnh vực đặc thù khó công bố quốc tế, cứ 2 năm liên tiếp, mỗi giảng viên đảm bảo định mức công bố tối thiểu 1 bài báo đăng trong kỷ yếu hội nghị, hội thảo quốc tế có phản biện và được xuất bản. Định mức này không áp dụng đối với giảng viên giáo dục thể chất và thể thao, quốc phòng và an ninh.

Quy định cũng đưa ra căn cứ điều kiện, khả năng tài chính của đơn vị và chất lượng sản phẩm khoa học được công bố, người đứng đầu đơn vị có thể quy định định mức hỗ trợ cao hơn.

Trường hợp sản phẩm công bố khoa học có nhiều tác giả cùng công tác tại ĐHQGHN thì phần đóng góp của tác giả chính (hoặc chủ biên, chủ công trình) được tính bằng 1/3, số còn lại được chia theo mức đóng góp của từng tác giả tham gia (tính cả tác giả chính và đồng tác giả); nếu không xác định được cụ thể mức đóng góp thì chia đều theo số tác giả công tác tại ĐHQGHN.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1429 | lượt tải:312

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1148 | lượt tải:302

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2459 | lượt tải:391

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2938 | lượt tải:490

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2253 | lượt tải:339
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập267
  • Hôm nay8,718
  • Tháng hiện tại475,473
  • Tổng lượt truy cập51,831,432
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944