Đảm bảo trẻ em trở thành dân bản địa trong thời đại số

Thứ năm - 15/10/2020 05:35 205 0
GD&TĐ - Cần đảm bảo rằng, trẻ em trở thành dân bản địa trong thời đại số. Nghĩa là các em phải thành thạo và thích ứng với những công nghệ đang thay đổi không ngừng, mà các em sẽ ứng dụng trong suốt cuộc đời. - Bà Karin Hulsof - Giám đốc Khu vực UNICEF nhấn mạnh điều này tại Hội nghị UNICEF – ASEAN về “Chuyển đổi kỹ năng số trong lĩnh vực GD-ĐT trong khu vực ASEAN”.
Đảm bảo trẻ em trở thành dân bản địa trong thời đại số

“Chìa khóa” để thành công

Theo Bà Karin Hulsof, giáo dục và công nghệ số là hai lĩnh vực đầu tư quan trọng nhất cho xã hội ngày nay, đảm bảo mọi trẻ em và trẻ vị thành niên được tiếp cận với Internet một cách an toàn an và có trách nhiệm.

Đồng thời, khi được trao cơ hội giáo dục và học tập trên nền tảng kỹ thuật số, thì có thể mang lại hiệu quả cao trong việc đảm bảo đồng bộ trong phát triển nguồn nhân lực.

“Nội dung giáo dục mà chúng ta cung cấp trên hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp phải thực sự thiết thực và phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động, cũng như phù hợp với nguyện vọng của trẻ em và trẻ vị thành niên” - bà Karin Hulsof nhấn mạnh, đồng thời trao đổi:

Cần đảm bảo người trẻ có cơ hội được phát triển các kĩ năng như: Tư duy sáng tạo, lắng nghe tích cực, làm việc nhóm, tư duy phản biện. Đây đều là những kỹ năng mà những nhà tuyển dụng và các doanh nghiệp đều nhiều lần khẳng định, đó là “chìa khóa” để thành công trên thị trường việc làm cũng như trong xã hội tương lai.

Chúng ta có thể đạt được điều này bằng cách thay đổi cách thức trẻ em và trẻ vị thành niên học tập và được dạy, thay đổi phương pháp giảng dạy theo hướng học tập thông qua giải quyết vấn đề, lồng ghép các bài tập làm việc nhóm, thúc đẩy tư duy sáng tạo, kỹ năng giao tiếp… đều là những thay đổi mà trường học và các cơ sở giáo dục đang rất cần thực hiện.

Ngoài ra, cần đảm bảo trẻ em trở thành dân bản địa trong thời đại số. Nghĩa là các em phải thành thạo và thích ứng với những công nghệ đang thay đổi không ngừng mà các em cũng sẽ sẽ ứng dụng trong suốt cuộc đời.

Điều này đòi hỏi phương pháp giảng dạy mới, tăng cường tiếp cận công nghệ số và đặt trọng tâm vào xóa mù công nghệ số. Trang bị kỹ năng chuyển đổi cho tất cả mọi người. Định hình lại giáo dục đòi hỏi quan hệ hợp tác chặt chẽ, đa dạng. Quan hệ này trước hết là xuất phát từ quan hệ hợp tác với chính những bạn trẻ.

Đảm bảo trẻ em trở thành dân bản địa trong thời đại số - Ảnh minh hoạ 2
Ảnh minh họa/internet

Không có bất kỳ phân biệt nào với trẻ em

“UNICEF tin rằng, người trẻ có sức sáng tạo, có nguồn năng lượng; đặc biệt là khả năng giải quyết vấn đề tuyệt vời trước những thách thức to lớn mà thế giới đang phải đối mặt. Các em có thể giúp chúng ta tạo ra những giải pháp và đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục phục vụ cho chính các em” - bà Karin Hulsof nói.

Đặt vấn đề về việc cần chặt chẽ với khu vực tư nhân, bà Karin Hulsof cho rằng, các nhà giáo dục cần hợp tác nhiều hơn nữa với các doanh nghiệp, lồng ghép giảng dạy kỹ năng mềm, hướng nghiệp và cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp vào trong chương trình học thông qua việc hợp tác với khu vực tư nhân, với trường và cơ sở đào tạo nghề. Có thể đánh giá tốt hơn đòi hỏi của nhà tuyển dụng về kỹ năng, đồng thời thay đổi chương trình sao cho phù hợp với những đòi hỏi đó.

Học sinh, sinh viên chắc chắn sẽ được hưởng lợi, bởi các em sẽ được trang bị hành trang tốt hơn trước khi tốt nghiệp và gia nhập vào thị trường lao động. Các Bộ: GD&ĐT, Thông tin - Truyền thông… phải tiếp tục hợp tác liên ngành để tháo gỡ những rào cản đối với thanh, thiếu niên.

“Những chương trình như vậy phải được phổ cập cho tất cả trẻ em và trẻ vị thành niên, mà không có bất kỳ phân biệt nào, để không bỏ lại bất kỳ ai ở phía sau. Chúng ta phải làm tất cả trong khả năng của mình để hỗ trợ những trẻ em dễ bị tổn thương được tiếp cận với các chương trình xóa mù công nghệ số và trang bị kỹ năng chuyển đổi số có chất lượng thông qua các nền tảng trực tuyến và trực tiếp.

Đồng thời, chúng ta phải tiếp tục nỗ lực hơn nữa để đảm bảo trẻ em gái cũng được tiếp cận công bằng và sử dụng công nghệ số. Chúng ta không thể để những định kiến giới ngăn trẻ em gái và phụ nữ có năng lực làm việc trong những lĩnh vực mà nam giới vẫn chiếm ưu thế từ trước đến nay” - bà Karin Hulsof nhấn mạnh.

Theo bà Karin Hulsof, để đạt được điều này, phải định hình lại hệ thống giáo dục. Chúng ta cần cam kết nguồn lực tài chính kỹ thuật chính trị trên quy mô lớn của các nền kinh tế ASEAN.

Bộ GD&ĐT cần đảm bảo ngân sách dành cho lĩnh vực giáo dục để thực hiện quyền giáo dục cho tất cả trẻ em và cả giáo dục trong trường học cũng như trên nền tảng trực tuyến. Đồng thời, có sự tham gia của khu vực tư nhân đầu tư vào quan hệ đối tác mà cả hai bên cùng chia sẻ giá trị và các nền tảng tài trợ mang tính xúc tác trong lĩnh vực này. Cần đặt nền tảng cho bước thay đổi này ở cấp quốc gia với vai trò làm chủ của chính những người trẻ và đối tác tại địa phương.

“Tôi kêu gọi tất cả các quý vị có mặt ở đây ngày hôm nay đảm bảo rằng, mọi người trẻ tại Asean được tiếp cận với cơ hội giáo dục có chất lượng và việc làm, để có thể phát huy tối đa tiềm năng của bản thân” - bà Karin Hulsof nói.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1389 | lượt tải:302

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1124 | lượt tải:287

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2408 | lượt tải:380

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2911 | lượt tải:477

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2230 | lượt tải:324
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập550
  • Hôm nay8,349
  • Tháng hiện tại10,623
  • Tổng lượt truy cập50,558,999
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944